-“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ . BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

15/2/11

4. Chúa Giêsu và bà Maria đã tái sinh tại VN


Bà Phạm Thị Ngọc Anh và
con trai Võ Thiên Giao tại
Thảo Cầm Viên, Sài Gòn
năm 1986. Chính là bà
Maria và Chuá Jesus nay
lai sinh tại Việt Nam.
• Bà Phạm-Thị-Ngọc-Anh, Pháp danh Diệu-Tuệ. 

Bà Phạm Thị Ngọc Anh ở Phan Thiết cùng cha mẹ tập kết ra Bắc theo hiệp định Geneve năm 1954. Đến năm 1975 biến cố lịch sử ở Miền Nam Việt Nam, bà trở về Nam năm 1978, là một cán bộ Cộng Sản đang làm việc tại Sàigòn. Chồng bà tên là Võ Thịnh, cán bộ cao cấp ở sở Ngoại Vụ thành phố Sàigòn. Bà sanh được một người con gái ở Bắc, vào Nam sanh thêm một người con trai tên là Võ Thiên Giao. Gia đình ông bà nội của bà Anh tin Đạo Phật và xây chùa ở Phan Thiết để tu hành. Chính bà Anh mặc dù ở ngoài Bắc nhưng vẫn tin Đạo Phật. Do một nhân duyên bà vào tu trong Pháp Tạng, được Đức Tịnh Vương Nhất Tôn hóa thân Đức Di Lạc Tôn Phật ban cho pháp danh là Diệu Tuệ. Một hôm, bà thưa với Đức Di Lạc tại Trung Ương Hội Thượng Nha Trang sự nghi ngờ cái Thấy của bà chưa được rõ, nhờ Ngài giải. 

• Đức Di Lạc Tôn Phật đã xác nhận mẹ con bà Diệu Tuệ là Maria và Chúa Jésus. 

Đức Di Lạc Tôn Phật đã xác nhận chính bà Diệu Tuệ là bà Maria, mẹ Chúa Jésus ngày xưa. Sau đó, Đức Di Lạc hỏi bà Diệu Tuệ con trai bà nay bao nhiêu tuổi. 

Bà Diệu Tuệ: – Thưa đang học lớp một. 

Đức Di Lạc:   – Còn nhỏ quá. 

Ngài đã biết và chính bà Diệu Tuệ trước đó cũng nghi ngờ nay đã biết rõ con trai bà hiện tại tên Võ Thiên Giao chính là Chúa Giêsu hạ sanh trở lại, nhưng nay còn nhỏ quá chưa gặp Đức Di Lạc được. 

• Bà Maria và Chúa Jésus là ai? 

Cách đây 2538 năm Phật Lịch, Thái Tử Tất Đạt Đa ra đời, đến năm 19 tuổi cưới công chúa Da Du Đà La và sanh một con trai tên là La Hầu La. Sau Thái Tử bỏ cung vàng, điện ngọc vợ đẹp con thơ đi tìm Chân Lý Giải Thoát, sanh tử luân hồi cứu tứ loài. Ngài đã thành Phật hiệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Sau bà Da Du Đà La cũng tu theo Phật Đạo còn con trai La Hầu La lúc đó còn thiếu nhi được Đức Bổn Sư giao cho Tôn Giả Xá Lợi Phất nuôi Đạo và Tôn Giả Mục Kiền Liên chăm sóc Thiền Định cùng sinh hoạt đời sống thường ngày. 

Kết quả La Hầu La chứng quả A La Hán được Đức Bổn Sư chứng minh cấp Tôn Giả giác ngộ Mật Môn. Tôn giả La Hầu La là một trong 10 Đại Đệ Tử của Phật thuộc hàng Thánh Chúng, còn rất thấp so với Chư Bồ Tát. 

Khi tôi trực giác tiền kiếp biết được bà Diệu Tuệ chính là công chúa Da Du Đà La và cậu con trai Võ Thiên Giao chính là Tôn Giả La Hầu la ngày xưa, tôi đi Nha Trang thưa với Đức Di Lạc Tôn Phật, Ngài cũng xác nhận tôi thấy đúng. Chuyện này bà Diệu Tuệ (Maria) đã biết. 

Từ khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết Bàn, 600 năm sau Chúa Jésus mới xuất hiện ở Tây Phương. Dù có thần thông Siêu Phàm nhưng Lậu Tận Thông chưa thấu đạt, nay lai sanh tu trong Pháp Tạng chỉ mới nhớ một kiếp thời Đức Thế Tôn là hết. Như vậy, thời Hạ Lai Mạt Pháp này đã giải mã chuyện nghìn xưa. 



Đến lúc Đức Di Lạc nhập Bát Đại Niết Bàn, bà Diệu Tuệ chưa Giác Ngộ. Đường tu của bà hiện tại ở hàng học trò của Quán Thế Âm Bồ Tát cùng các vị Tôn Giả cũng là học trò của hàng Bồ Tát mà thôi. Vậy Chúa Jésus là con trai của Thái Tử Tất Đạt Đa là học trò của Phật rất đúng đắn.

• Bà Maria là nữ đồng-trinh? Nên Tu Trực-Giác để loại bỏ ảo vọng.

Chuyện bà Maria là nữ đồng trinh là chuyện hoàn toàn không có sự thật. Khi nghe nhắc lại chuyện này bà chỉ cười. Con người sống 100 năm là một kiếp nhưng thực tế tuổi trung bình chỉ khoảng 70 đến 80 tuổi là hết. Thế giới Cõi Trời của Chúa sống 2000 tuổi, nay thì thế kỷ 20 này Chúa đã mãn tuổi thọ ở Cõi Trời và hiện tại còn sanh tử nơi thế gian. Con người lầm Cõi Trời không chết, sự thật chỉ Bậc Chánh Giác như Chư Phật mới bất tử mà thôi.

Nay bà Diệu Tuệ (Maria) đã có chồng, con trai tức Chúa Jésus đang sống trong môi trường xã hội như vậy nay mai cũng không tránh khỏi phải lập gia đình. Vậy Chủ Chăn cùng Tín Hữu Kito sống tu ép xác để làm gì? Có gia đình thực tế mới giáp mặt với vui-buồn, sướng-khổ, được-mất, có-không. Bậc tu dù ở tôn giáo nào cũng cần Trực Giác mới sống thực tế theo chân lý được. Nay thì Chúa đã hạ sanh tại Sàigòn, Cõi Trời của Chúa đã tan rã, nếu cầu vái van xin về sống đời đời với Chúa là tu theo ảo vọng mong cầu không thực tế chút nào. 

Bà Maria sau còn lai sanh một kiếp có tên Võ Tắc Thiên (Wu Zhao), hoàng hậu của Trung Hoa (624 - 705). Về câu chuyện này Ngài đã khuyên bà phải tu thiện căn và bà đã hứa từ đây về sau luôn giữ thiện căn. 
Võ Tắc Thiên tiền kiếp của Phạm Th Ngọc Anh cũng là Maria.


Một khúc cây, một cục đất nếu ta làm ra hình ông Thánh, ông Phật mà cúng lạy, thì TÁNH THẤY VŨ TRỤ và TÁNH THẤY CỦA TA đồng ứng. Một thời gian hợp hóa, tự nó linh chớ không phải ai ban cho. Chỉ khi nào đến mức Trực Giác cao độ lúc đó mới được Mật Ấn Như Lai Phật hay Thượng Đế ban cho, nhưng chỉ bậc Siêu Thánh mới có được.

Nếu các phái đoàn Tôn Giáo cùng khoa học kiểm tra lại đúng Đức Di Lạc đã Hạ Lai trong thế kỷ 20 này thì các Chân Phật Tử quanh Ngài không thể là phàm phu được mà phải là Hàng Bồ Tát, Tôn Giả, Hộ Pháp gọi là Thánh Chúng, đều có mặt trong Long Hoa, thì bà Maria và Chúa Jésus hiện diện là chuyện thường tình. Đây là chuyện lịch sử có thật ghi chép đúng đắn để vén màn vô minh cho nhân sinh tu thực tế theo con đường Tri Kiến Giải Thoát, không cần cầu vái van xin nữa.

• Chủ Chăn John Paul II thiếu hiểu biết về Đạo Phật. 

Qua quyển sách “Crossing The Threshold of Hope” của Chủ Chăn John Paul II, chỉ đề cập đạo Phật qua cấp Tiểu Thừa. Thực ra Phật Đạo còn Đại Thừa, Nhất Thừa, Tối Thượng Thừa siêu đẳng lắm. Tôn Giả La Hầu La chính là Chúa Jésus, Đức Di Lạc đã có ghi là một vị Thánh. Như vậy, cấp tu chứng A La Hán thuộc hàng Đại Thừa còn thấp xa với Chư Bồ Tát lắm./-




PHẦN TRÍCH DẪN TỪ TÀI LIỆU VỀ ĐỀ TÀI "GIÊSU ĐÃ SỐNG, TU PHẬT TẠI ẤN ĐỘ." 

  (→ đọc toàn bộ các công trình nghiên cứu của thế giới)
Ban Hộ Đạo chỉ trích dẫn một phần nhỏ cuốn sách "Jesus Lived In India" (GiêSu Đã Sống Tại Ấn Độ) của tác giả Holger Kersten, nhà nghiên cứu về thần học và giáo dục tại Đại Học Freiburg, Đức Quốc. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1994 tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Úc Châu. Và đã được tái bản năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999. 

• Mục đích của trích dẫn này: Thời gian ở Ấn Độ, Giêsu đã học Phật Giáo với Vị Đại Sư Long Thọ cũng chính là Đức Vô Thượng Di Lạc Tôn Phật, thế danh Từ Thế Thọ kiếp này. Thời Mạt Pháp Mạt Kiếp, bà Phạm Thị Ngọc Anh (bà Maria) cùng Võ Thiên Giao (Giêsu) đã đến gặp Ngài Long Thọ, Vị Thầy từ tiền kiếp. Xin lưu ý là nội dung sự kiện này trong Kinh "Đức Di Lạc và Long Hoa" đã diễn ra vào thời điểm mà trong đất nước Việt Nam rất nghèo nàn về thông tin. Ngay cả thời điểm hiện nay cũng còn nhiều người chưa biết sự kiện này, trong khi phần khác của thế giới đã được thông tin đầy đủ. Đối với những Bậc có tinh thần cầu Đạo Thực Tiễn thì đây chính là một tiếng chuông thức tỉnh, quay về lối Tu Tự Tánh để đạt được Thiền Trí, Trực Giác. Chỉ có Trực Giác mới đạt cái Thấy, Biết vượt tầm giới hạn bởi Không Gian Thời gian của Chúng Sanh Giới, không còn ngăn cách quá khứ, tương lai. Nên chi "Có Tướng mới Thấy" thì dù là ông này bà kia cũng chỉ là chúng sanh mà thôi.

G I Ê S U
Đ Ã   S Ố N G   T Ạ I
Ấ N   Đ Ộ
Cuộc Đời Chưa Từng Được Biết Của Ông Ta Trước
và Sau Ngày Bị Đóng Đinh


H O L G E R   K E R S T E N


















JESUS ĐÃ SỐNG TẠI ẤN ĐỘ (bìa sau cuốn sách)

Tại sao Tín Đồ Thiên Chúa đã phớt lờ sự nối kết với các tôn giáo Phương Đông, và nhiều lần gạt bỏ rằng Giêsu đã trải qua phần lớn cuộc đời tại Ấn Độ?

Cuốn sách này buộc phải đưa ra bằng chứng không thể chối cãi rằng Giêsu quả thực đã sống tại Ấn Độ và chết ở đó lúc tuổi già. Kết quả của nhiều năm nghiên cứu tỉ mỷ, "Giêsu Sống Tại Ấn Độ" dẫn người đọc đến tất cả các địa điểm lịch sử có quan hệ với Giêsu tại Do Thái, Trung Đông, A Phú Hãn và Ấn Độ. Nó cũng để lộ ra mối liên kết xa xưa giữa người Do Thái và Phương Đông, bằng chứng đó đã được tìm ra bởi Nhà Thần Học Holger Kersten chỉ ra những kết luận giật mình sau đây:

Trong thời trẻ của Giêsu đã đi theo Con Đường Tơ Lụa đến Ấn Độ. Thời gian đó ông đã nghiên cứu, lĩnh hội Giáo Lý Đạo Phật để trở thành một nhà Tâm Linh.

Giêsu đã sống sót khỏi sự kiện 'bị đóng đinh'.

Sau sự kiện 'sống lại' Giêsu đã quay về Ấn Độ rồi chết tại đó lúc về già.

Giêsu được chôn cất tại Srinagar, thủ đô của Kashmir, nơi ông tiếp tục được tôn sùng như một thánh nhân.

Ngôi mộ của Giêsu
 hiện đang còn tại Kashmir.

HOLGER KERSTEN đã nghiên cứu về thần học và giáo dục tại Đại Học Freiburg, Đức Quốc. Ông còn là một tác giả đặc biệt về lịch sử tôn giáo và là đồng tác giả cuốn sách bán chạy nhất gây tranh cãi,  "Mưu Tính Giêsu" với Elmar R. Gruber.

–Nhà xuất bản ELEMENT

* * * * * * *

Dịch sang Việt ngữ trang 224 và 225 của cuốn sách.


Trong thời gian Chúa Giêsu sống ở Kashmir, Thung Lũng Hạnh Phúc là một tụ điểm của các tôn giáo, văn hoá, trí thức và chính trị quan trọng đang trên đà phục hưng. Vương quốc Kashmir là địa bàn phần lớn là người của đế quốc Indo-Scythian(1) dưới sự cai trị của Đại Đế Kanishka Đệ Nhất (78 -103 sau Công Nguyên) thuộc triều đại Kushan. Là một người tài ba, nhân từ và độ lượng, nhà vua đã cố gắng liên kết các tập hợp chủng tộc trong vương quốc mình bằng chính sách khoan hồng và độ lượng. Sự phối hợp hài hoà của hai nền triết lý Ấn Độ và Hy Lạp đã đạt đến tột điểm trong nền văn hoá Gandhara. Tâm điểm văn học của điểm hội ngộ hai nền văn hoá này là trường đại học lâu đời tại Taxila, đã được vang tiếng khắp nơi.

Đối với Đạo Phật, vua Kanishka đã thấy rõ một cấu trúc vẹn toàn cho sự nhận thức trong những ý nghĩ của mình, vua đã thỉnh ý kiến chỉ đạo và giáo huấn từ Chư Tăng Phật Giáo. Vua đã bàng hoàng, sửng sốt nhận thấy những lời chỉ dạy của Phật đã vụn vỡ dần trong các trường học và Tông phái. Tuy nhiên, theo sự chỉ đạo của triết gia Parshwa, vua Kanishka đã triệu tập một Hội Đồng Kết Tập Kinh Điển Haran(2) (Harwan tên gọi tại Kashmir) với chủ ý hàn gắn và thống nhất những rạn nứt trong cộng đồng giáo hội bằng cách tiến hành một cuộc khảo sát và nghi thức hoá những kinh điển của Đạo Phật. Hơn 300 năm sau, một hội đồng kết tập kinh điển khác đã được khai mạc- Lần Thứ Tư- với sự tham dự hơn 1500 Vị học giả và Chư Tăng Phật Giáo. Lần kết tập kinh điển này nhằm phát huy một giáo phái mới và Đại Thừa được giữ vai trò là một tôn giáo quảng đại trong quần chúng. Chư tăng của phái Tiểu Thừa (Nguyên Thủy) phải chịu thiệt thòi mất mát những đặc quyền của mình và đã toan tính tìm một thế đứng cuối cùng với vai trò đối lập lại hội đồng kết tập, nhưng họ đã không còn đủ khả năng để cầm chân sự thoái bộ. Sau cùng thay vào đó, phái Đại Thừa đã được công bố chính thức như một tôn giáo độc lập khai mở con đường hoằng hóa cứu độ cho nhân sinh.

Với bản dịch thuật hiện thời của Lalitavistara - kinh điển Đạo Phật phơi bày những tương quan giống nhau so với Kinh Thánh Tân Ước - cũng cùng thời điểm đó.(3) 

Địa thế của vùng Haran chỉ cách Srinagar 12 ki lô mét, theo dư luận cho thấy rằng Giêsu đã hiện diện trong kỳ kết tập kinh điển quan trọng này và ngay cả chính Giêsu đã đóng góp một phần quan trọng trong kỳ kết tập kinh điển đó.

Vua Kanishka rất cảm kích với thành quả của hội đồng kết tập, từ đó chính vua đã chuyển thành một Đạo Hữu Phật Giáo và thay đổi đường lối chính sách trị dân, nương theo chiều hướng của cộng đồng Chư Tăng Ni Phật Giáo mà người lãnh đạo tinh thần của giáo hội là Long Thọ(4) Đại Sư, nhà hiền triết lỗi lạc nhất của phái Đại Thừa Phật Giáo.

Lại thêm một dấu hiệu nữa có liên quan đến sự lưu trú của Giêsu tại xứ cổ Kashmir được cống hiến qua kinh sách của Rajah Tarangini, lịch sử xứ Kashmir đã được viết bằng những câu kệ Phạn Ngữ của Pandit Kalhana vào thế kỷ thứ 12 được ghi nhận như là một trong những chứng từ lịch sử chính xác lâu nhất trong văn chương Ấn Độ. Kinh Rajah Taragini hàm chứa đa phần những huyền thoại và được truyền khẩu trong nhân gian từ thời xa xưa. Phần lớn những văn chương truyền khẩu được tô điểm một cách hoành tráng. Tuy nhiên qua những tiến trình của thời gian làm cho bây giờ khó mà nhận chân được sự thật của lịch sử. Một sự việc có liên quan đến câu chuyện của một Thánh Nhân tên là Isana, người đã diễn đạt những phép mầu rất tương tự như những gì của Giêsu đã làm. Thêm vào đó được biết là Isana đã cứu mạng một vị lãnh đạo tài ba Vajir bị đóng đinh trên cây thập tự giá(5) và đã làm cho vị ấy sống trở lại. Sau đó Vajir trở thành một lãnh tụ của xứ Kashmir và trị vì được 47 năm. Theo lời của Kalhawa thì Isana là người cải cách xã hội sau cùng của xứ Kashmir đã từng sống và dạy đạo vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Qua sự việc nêu trên giống như Isana người con của Thượng Đế không ai khác hơn chính là Chúa Issa- Giêsu.         

– Phần chú thích dịch thuật:
(1) một xã hội lâu đời ở vùng Đông Nam Âu- Á.
(2) thời gian Giêsu có mặt.
(3) thời gian Hội Đồng Kết Tập Kinh Điển Haran, cùng sự có mặt của Giêsu.
(4) Long Thọ là Bồ Tát Di Lạc trao lại mối đạo cho Long Trí. Long Trí chính là Hoá Thân của Tôn Giả Mục Kiền Liên. Bà Maria và Giêsu đã thọ giáo hai vị trên.
(5) bị đóng đinh trên cây thập tự giá là một hình phạt được dùng vào thời đó.

*  *  *  *  *  *  *

Vài hình ảnh từ cuốn sách:








Trang 230: Nhiều công trình học thuật cổ tại Kashmir minh chứng sự kiện rằng Yuz Asaf và Giêsu chỉ là một người.






5. Tượng Phật Di Lạc tại Mulbek    






39. Dấu ấn ở Haran.  


   







40. Ngôi mộ của bà Maria, mẹ của Giêsu, tại Mari, Pakistan.



41. Trong dấu chân đúc bằng khuôn, những vết sẹo do 'Bị Đóng Đinh' rất dễ nhận ra như hình lưỡi liềm phồng to cao hơn các ngón chân.      




42. Ở thị trấn cổ miền trung Srinagar dựng lên công trình Roza Bal, nơi được xây trên phần mộ của Yuz Asaf, người đã có nhiều chứng cứ không ai khác hơn là Giêsus.    







44. Bên trong lăng mộ dựng lên một phòng chứa ngôi mộ bằng gỗ.






45. Ngôi mộ được phủ bằng tấm vải dày.






46. Ngôi mộ là một loại đài hoặc bia kỷ niệm để làm dấu cho chính xác một quách đựng hài cốt được đặt ngay dưới hầm mộ.