GIÁO LÝ
TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
- 1. TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 2. VÔ THƯỜNG
- 3. VÔ NGÃ
- 4. NHÂN DUYÊN
- 5. NHÂN DUYÊN SANH
- 6. DUYÊN KHỞI
- 7. KHỞI TÍN
- 8. HẠNH NGUYỆN
- 9. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 10. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 11. PHỔ CHIẾU NHƯ LAI
- 12. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 13. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP Một Lý Mục Giải về Vũ Trụ và Nhân Sinh
- 14. TÂM PHÁP BẤT NHỊ
- 15. PHÁP TÁNH
- 16. CHÁNH TÍN
- 17. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 18. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 19. CÁC PHÁP
- 20. PHI NHÂN DUYÊN
- 21. CHÁNH BÁO
KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH cốt thông đạt các pháp đến Tâm Thông, Điều Ngự Sanh Tâm thì Giác Ngộ, bằng bị Tâm nó sanh phải mê lầm theo Tâm Thức năng biệt bị biệt, phân chia từng lúc từng hồi vướng mắc vào nơi sanh diệt, diệt sanh vọng loạn, thì tâm kia nó trở thành vọng tâm. Khi vọng tâm điên đảo gọi là pháp. Pháp không ngoài Tâm sanh.
Tất cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, vũ trụ nhân sinh thảy đều bị Tâm Sanh, chớ mấy ai tự chủ Sanh Tâm? Do Tâm sanh nên bị sanh, thành thử mê lầm van cầu mong mỏi ở nơi Tâm chính mình sanh để tu Phước được phước, gây họa phải chịu họa, tu Tiên thành Tiên, tu Thánh thành Thánh, tu Phật thọ pháp Phật liền thành Phật, gọi là Phật Pháp, vì sao? Vì PHÀM SỞ HỮU TƯỚNG, Tướng vốn pháp, mà pháp vốn Tâm sanh.
Bậc khởi sanh Tâm tu hành rốt ráo thật quý vô kể, vì sao? Vì khi đã khởi sanh Tâm chẳng bao giờ cho Tâm Sanh trở lại. Cũng như: Đã từng bị tướng cướp nó sai, sau khi ra khỏi nhà tướng cướp không thể nào để nó sai lại nữa.
Bậc ấy có một quyết định lướt qua các Nghiệp Thức ý nghĩ cản ngăn của Tâm Sanh, các hoàn cảnh thuận nghịch làm gián đoạn lỡ làng đường tu lại luôn luôn kiểm điểm các đố tật chướng đối cùng đảm phá Ngã và Ngã Sở để Sanh Tâm hướng thượng nương theo vết chân Bồ Tát Hạnh, tâm không chán nản, chí chẳng nhỏ nhen vặc mắc, cốt điều ngự Tâm để Sanh Tâm trên bước tiến mọi mặt tu hành, nên chi phát BA TÂM NĂM NGUYỆN củng cố không cho Tâm sanh.
Vì trót lầm nơi TÂM SANH, ngày nay tu hành mong thoát khỏi Tâm Sanh, khỏi vòng sanh tử để được toàn giác nên điều ngự Tâm Sanh thật là một điều khó khăn vô kể. Nên chi Phật rất khen bậc PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, bậc Phát Bồ Đề có thể phá trừ tâm vọng để tu tập đoạt Vô Thượng Chánh Giác.
Còn hơn bậc đang tu, đang bị Tâm sanh chấp pháp chẳng tìm ra lối thoát trần lao vậy.
TÂM SANH. Từ thế gian cư nhân đến bậc xuất gia vẫn thường vướng bị, vì sao? Vì chưa tỏ rõ căn bệnh lầm mê và THỂ CÁCH của Tâm Sanh di chuyển, một khi chưa được biết thì làm thế nào để soi biết Điều Ngự Tâm Sanh?
Chẳng khác nào kẻ vào rừng chưa thuộc đường thì làm sao không lạc, còn đối với bậc đã biết tỏ rõ đường rừng không bao giờ bị lạc, Tâm Sanh các bậc phải lầm cũng vậy, do nơi tu tập thường lầm nên Chư Bồ Tát mới nguyện HÀNH THÂM PHÁP GIỚI, chính là soi khắp nơi Tâm sanh lầm chấp, đó là một ưu điểm để tu khỏi lầm Tâm Sanh mà thọ chấp.
Thời nào cũng rất nhiều bậc tín tâm cầu đạo, có lắm bậc hết mình nơi Công Đức để cầu đạo, họ đã từng lìa Ngã bị Tâm Sanh đưa đến KHÔNG NGÃ của Pháp Không, họ đã từng tu Khổ Hạnh bị Tâm sanh đưa đến KHỔ PHÁP mơ màng, đã từng Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Trí Tuệ, Thiền Định, ngoài ra tu bằng trăm nghìn công năng của lời Phật dạy, nhưng vẫn bị Tâm Sanh trở nên thường chướng, thường đối, dị biệt, nghi ngờ, mâu thuẩn Đạo và Đời, Sắc Pháp, Không Sắc Pháp chưa thoải mái thân tâm khác biệt mơ màng. Đó chính là chưa biết dùng thuốc để trị bệnh mê lầm của Tâm sanh vạn pháp, phải lầm mê hơn bậc ngoài Nhân Thế thường tình.
Bậc tu hành cần biết qua VẠN PHÁP, vạn pháp chính Tâm sanh, bởi Tâm sanh nên vạn pháp không thực thể, vạn pháp nó là huyển hóa, thường đem đến cho bậc tu hành những chướng ngại ngăn cản do đó bậc tu hành mới dùng Thù Thắng Tâm để đối trị sự ngăn cản của Tâm Sanh vạn pháp, đường tu khỏi Đoạn Dị Diệt. Lúc Tâm Sanh nó đưa đến cho bậc tu hành: Nóng giận, eo hẹp, nhỏ nhen, lười biếng, thì phải dụng NHẪN NHỤC, BỐ THÍ, TINH TẤN, cốt giải Tâm Sanh bắt bậc tu phải nóng giận, nhỏ nhen, lười biếng gọi là pháp đối trị Tâm sanh. Tuy rằng mỗi pháp môn tu cốt để đối trị nơi Tâm Sanh của Đức Phật đã dạy, nhưng bậc tu hành lại chưa biết, quan niệm pháp môn là nơi Tu Chứng của mình, thành ra không kết quả bị lầm nơi Tâm Sanh, nơi chấp pháp. Nếu biết được thời công dụng pháp đối trị để dẹp hết Tâm Sanh đương nhiên Giác Ngộ, gọi là lầm Huyển lấy Huyển để tu, khi Huyển hết liền chứng thị.
TÂM SANH chẳng khác nào bọn giặc cướp, không khác mấy với kẻ uống lầm NGŨ ĐỘC. Bọn giặc cướp Tâm Sanh nó đầy đủ mưu mẹo thâm sâu hiểm ác, thường lừa kẻ đã bị rơi vào tay bọn chúng, liền bị chúng hành hạ bóc lột từ Thân đến Tâm trọn đời đến mãn trăm ngàn kiếp phải phục vụ cho chúng. Bằng không phục vụ thì bọn chúng chẳng ban cho an vui phút chốc nào cả. Khi bậc đã biết chúng, có ý định tháo ra, thời chúng lại mưu mẹo làm cho bậc mong thoát, khó mà thoát nổi với chúng. Vì vậy mà Phật nói bọn ấy là: MA TÁNH.
Về phần bậc có trí tuệ chút ít, nhận thấy Đời là khổ, Nghiệp là nguy hại, Sanh Tử thời đớn đau. Cũng như biết bọn Tâm Sanh giặc cướp hành hạ khổ sở chẳng được tự tại ràng buộc trăm chiều, bậc ấy mới phát Bồ Đề Tâm nguyện tu đến Tri Kiến Giải Thoát.
Bọn giặc cướp Tâm Sanh nó cũng đã biết ý nghĩ ấy nơi bậc mong thoát khỏi tay chúng, nhưng chúng vẫn im lặng mưu mẹo để cho bậc kia hành sự rồi chúng tùy thuận đánh lừa. Chúng bèn đến Chùa hay nơi tu, tùy theo mà hành sự. Nếu vị Lãnh Đạo Giác Ngộ thì chúng không nương theo vị Lãnh Đạo, nương theo Đồ Chúng để lập phe phái cùng với bậc đại nguyện trở nên Ma Chướng đủ điều không cho tu được, bằng có tu được theo ý muốn cùng tu với Ma Giáo, do đó bậc Lãnh Đạo phải hao hơi nhọc sức mới tiêu dẹp được bọn chúng mà đưa đến Tri Kiến Giải Thoát. Còn nếu như vị Lãnh Đạo chưa Giác Ngộ thì bọn chúng khỏi cần canh gác vì cũng đồng đạo của chúng.
TÂM SANH ĐỒ CHÚNG nó có nhiều lối làm cho bậc tu hành phải lầm nhận cho mình là Chánh Đạo còn bên ngoài là Ma Đạo để gây tụng, kình cãi phe phái ganh tị hơn thua nhau từng Tôn Giáo, từng Đạo Chúng, bủn sẻn từng lời nói, từng hành động, từng y áo màu sắc, từng Chức Đạo, lề lối sống còn nhỏ nhen khi chưa tu hành nữa lại gọi đó là xây dựng Chánh Pháp của Đồ Chúng Tâm Sanh, ngỡ mình theo lời Phật dạy.
Khi bậc tu hành TIN PHẬT thì chúng xúi cho bậc tu ấy tin hơn trở thành mê tín. Nếu kẻ nào động đến sự tu thì liền tự ái hoặc đến Phật thì sân hận thù ghét cải vã không tha cho kẻ ấy. Cũng như : Bậc tu lấy THIỆN CĂN làm quý, Từ Bi làm căn bản trên con đường tu tập thì nó lại xúi: Thiện Căn và Từ Bi quá mức, đến nỗi Từ Bi không có Trí Tuệ, Thiện Căn chẳng Bảo Trì, thành thử thấy ai khổ sở sinh tâm khổ hơn kẻ đang khổ, nghe ai than van thời chạy theo lời than của họ là làm cho tổn sức, rốt cuộc toàn bị Tâm sanh lừa dối, chỉ lãnh có hai chữ: TỘI NGHIỆP thôi.
TÂM SANH nó luôn luôn nằm nơi Tâm Thức của bậc Tín Đạo thành tâm vì Đạo, ngoài ra nó không nằm nơi bậc thờ ơ chưa nếm mùi Đạo. Nó thường nói nơi Tâm Thức của bậc tu, nó thường phân chia Tốt Xấu, Thiện Ác, Phải Quấy, nó xúi cho bậc tu hành chẳng chịu nghe ai, nó cho là phàm phu thô bỉ ăn mặn, ăn chay, có vợ có chồng hay xuất gia và không xuất gia đủ thứ để cho bậc tín tâm kia sinh ra DỊ BIỆT mà NGĂN BIỆT, trở nên thích lối nào tu theo lối ấy. Dù cho Đức Phật hay Thiện Tri Thức chỉ dạy để tu chăng nữa, nó vẫn xúi cho bậc tu tín tâm ít nghe Đức Phật, ít tu theo bậc Thiện Tri Thức mà tu theo TÂM SANH nhiều hơn cả. Vì vậy nên trong thời Đức Thế Tôn Ngài thường kêu gọi: “CÁC ÔNG HÃY NGHE LỜI TA NÓI TOÀN LÀ LỜI CHÂN THẬT.” nào ai có nhận được, vì sao? Vì Tâm sanh Ma Tánh che lấp ám mờ gọi là Nghiệp, nó chẳng cho nghe để nhận lãnh Bảo Pháp đặng tiêu trừ Đồ Chúng Tâm Sanh.
TÂM SANH nó thường gọi các bậc Đại Trí, nó dối gạt các thứ bậc tu hành phát sanh nơi tâm trí từng phút, từng hồi làm cho các bậc tu phải nghĩ suy trong ĐỊNH TƯỞNG cảnh giới Tiên Thần, tham lam tỏ ngộ, mong mỏi Chánh Giác thành tựu Phật Thừa, nó lừa từ nơi THÔ không hợp, thì nó đem THANH đến cho bậc tu, nếu Thanh Thô bậc tu đã tỏ biết đó là Tâm Sanh Đồ Chúng thì nó thay đổi TẾ NHỊ để Lầm theo. Nó thường làm cho bậc tu hành ngỡ mình đã chứng ngộ, trăm ngàn vạn phương thức dối lừa. Nếu bậc tu đã rõ biết thì ung dung chẳng vội vàng cho mình là đúng, từ nơi ung dung đó soi biết thứ lớp của bọn TÂM SANH phiên diễn thời TU CHỨNG pháp VÔ SANH PHÁP NHẪN, Vô Sanh Pháp Nhẫn nó có một trạng thái bình dị, chẳng vội sanh pháp, để thật biết pháp Tâm Sanh, rồi sẽ quyết định đường lối nơi mình mà tỏ ngộ, gọi là VÔ SANH PHÁP NHẪN.
TÂM SANH ĐỒ CHÚNG nó còn xúi cho bậc tu dùng LÝ để bị chướng khỏi tu, hoặc dùng SỰ để mà chướng đặng khỏi thi hành đến Giác Ngộ, nó tùy theo trình độ, tùy theo Đức Tánh, tùy theo ý nghĩ để lừa sao cho bậc tu hành phải thọ chấp công nhận nó mà suy tôn nó làm chủ để khỏi thoát ra vòng sanh diệt của chúng, nó có thể biến diễn ra các Tiên Thần hay Chư Bồ Tát đến để thuyết pháp cho vừa tâm ý của bậc tu hành tín tâm, bậc tín tâm mừng rỡ cung nghinh đảnh lễ mà thọ chấp nên chi có nhiều bậc tu hành tuyên bố rằng: Mình có một MINH SƯ truyền đạo, không bằng da hay bằng thịt, do đó chẳng chịu nghe ai, chỉ chịu theo lời của TÂM SANH ĐỒ CHÚNG biến hiện mỗi đêm cho bậc tu ấy. Đó mới nói có một phần sự thuyên diễn lừa dối của Tâm Sanh, còn đến vạn phần chưa nói hết được, vậy các bậc tu hành hãy nương theo lời trên đừng vội chấp nhận mà bị lừa.
Bậc tu hành nên NHẤT TÂM, nhất tâm ấy gọi là CHÂN TÂM cũng gọi là TA TỰ SANH TÂM. NÊN TA ĐIỀU NGỰ VẠN PHÁP, nơi Tâm Sanh nó đều là vọng tâm, đã vọng tâm thời có vạn pháp, mà vạn pháp tức là vạn Tâm.
Chẳng khác nào bà con có một bao vàng (NHẤT TÂM) khi bà con vô ý đổ tung ra trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới chỗ nào cũng có vàng của bà con, nhưng nó rơi rớt từ ao hồ, núi non, nơi Tịnh và Bất Tịnh, nơi dơ bẩn, chốn sạch sẽ như vậy thời phải chịu vô số Vọng Tâm, nên khi bà con mong sao bao Vàng trở về cho bà con y nguyên như cũ (NHẤT TÂM), thì bà con phải cố công đi nhặt lại cho đủ với số vàng đã bị đánh rơi, khi vàng đủ trọn thời bà con mới dùng đặng nó, chớ chưa đủ thì thâm tâm bà con chưa thoải mái.
Đối với sự tu hành cũng vậy. Khi tâm không quái ngại mới là bậc đã biết giá trị của mình, lúc hiểu biết Tâm Sanh cản ngăn thì không vì cản ngăn của Tâm Sanh mà dừng trụ. Khi mà biết được các lừa dối gọi là Chướng Nghiệp thì bậc tu phải lướt qua trên con đường KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH nếu hiểu biết được thời vạn pháp kia không ngoài ĐỒ CHÚNG TÂM SANH, đồ chúng không lừa được thời đồ chúng ấy phải dưới quyền bậc SANH TÂM ĐIỀU NGỰ PHÁP. Do như thế mà Phật điều ngự Pháp. Chúng Sanh bị Pháp sai khiến nên làm CHÚNG SANH GIỚI./-
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Tất cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, vũ trụ nhân sinh thảy đều bị Tâm Sanh, chớ mấy ai tự chủ Sanh Tâm? Do Tâm sanh nên bị sanh, thành thử mê lầm van cầu mong mỏi ở nơi Tâm chính mình sanh để tu Phước được phước, gây họa phải chịu họa, tu Tiên thành Tiên, tu Thánh thành Thánh, tu Phật thọ pháp Phật liền thành Phật, gọi là Phật Pháp, vì sao? Vì PHÀM SỞ HỮU TƯỚNG, Tướng vốn pháp, mà pháp vốn Tâm sanh.
Bậc khởi sanh Tâm tu hành rốt ráo thật quý vô kể, vì sao? Vì khi đã khởi sanh Tâm chẳng bao giờ cho Tâm Sanh trở lại. Cũng như: Đã từng bị tướng cướp nó sai, sau khi ra khỏi nhà tướng cướp không thể nào để nó sai lại nữa.
Bậc ấy có một quyết định lướt qua các Nghiệp Thức ý nghĩ cản ngăn của Tâm Sanh, các hoàn cảnh thuận nghịch làm gián đoạn lỡ làng đường tu lại luôn luôn kiểm điểm các đố tật chướng đối cùng đảm phá Ngã và Ngã Sở để Sanh Tâm hướng thượng nương theo vết chân Bồ Tát Hạnh, tâm không chán nản, chí chẳng nhỏ nhen vặc mắc, cốt điều ngự Tâm để Sanh Tâm trên bước tiến mọi mặt tu hành, nên chi phát BA TÂM NĂM NGUYỆN củng cố không cho Tâm sanh.
Vì trót lầm nơi TÂM SANH, ngày nay tu hành mong thoát khỏi Tâm Sanh, khỏi vòng sanh tử để được toàn giác nên điều ngự Tâm Sanh thật là một điều khó khăn vô kể. Nên chi Phật rất khen bậc PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, bậc Phát Bồ Đề có thể phá trừ tâm vọng để tu tập đoạt Vô Thượng Chánh Giác.
Còn hơn bậc đang tu, đang bị Tâm sanh chấp pháp chẳng tìm ra lối thoát trần lao vậy.
TÂM SANH. Từ thế gian cư nhân đến bậc xuất gia vẫn thường vướng bị, vì sao? Vì chưa tỏ rõ căn bệnh lầm mê và THỂ CÁCH của Tâm Sanh di chuyển, một khi chưa được biết thì làm thế nào để soi biết Điều Ngự Tâm Sanh?
Chẳng khác nào kẻ vào rừng chưa thuộc đường thì làm sao không lạc, còn đối với bậc đã biết tỏ rõ đường rừng không bao giờ bị lạc, Tâm Sanh các bậc phải lầm cũng vậy, do nơi tu tập thường lầm nên Chư Bồ Tát mới nguyện HÀNH THÂM PHÁP GIỚI, chính là soi khắp nơi Tâm sanh lầm chấp, đó là một ưu điểm để tu khỏi lầm Tâm Sanh mà thọ chấp.
Thời nào cũng rất nhiều bậc tín tâm cầu đạo, có lắm bậc hết mình nơi Công Đức để cầu đạo, họ đã từng lìa Ngã bị Tâm Sanh đưa đến KHÔNG NGÃ của Pháp Không, họ đã từng tu Khổ Hạnh bị Tâm sanh đưa đến KHỔ PHÁP mơ màng, đã từng Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Trí Tuệ, Thiền Định, ngoài ra tu bằng trăm nghìn công năng của lời Phật dạy, nhưng vẫn bị Tâm Sanh trở nên thường chướng, thường đối, dị biệt, nghi ngờ, mâu thuẩn Đạo và Đời, Sắc Pháp, Không Sắc Pháp chưa thoải mái thân tâm khác biệt mơ màng. Đó chính là chưa biết dùng thuốc để trị bệnh mê lầm của Tâm sanh vạn pháp, phải lầm mê hơn bậc ngoài Nhân Thế thường tình.
Bậc tu hành cần biết qua VẠN PHÁP, vạn pháp chính Tâm sanh, bởi Tâm sanh nên vạn pháp không thực thể, vạn pháp nó là huyển hóa, thường đem đến cho bậc tu hành những chướng ngại ngăn cản do đó bậc tu hành mới dùng Thù Thắng Tâm để đối trị sự ngăn cản của Tâm Sanh vạn pháp, đường tu khỏi Đoạn Dị Diệt. Lúc Tâm Sanh nó đưa đến cho bậc tu hành: Nóng giận, eo hẹp, nhỏ nhen, lười biếng, thì phải dụng NHẪN NHỤC, BỐ THÍ, TINH TẤN, cốt giải Tâm Sanh bắt bậc tu phải nóng giận, nhỏ nhen, lười biếng gọi là pháp đối trị Tâm sanh. Tuy rằng mỗi pháp môn tu cốt để đối trị nơi Tâm Sanh của Đức Phật đã dạy, nhưng bậc tu hành lại chưa biết, quan niệm pháp môn là nơi Tu Chứng của mình, thành ra không kết quả bị lầm nơi Tâm Sanh, nơi chấp pháp. Nếu biết được thời công dụng pháp đối trị để dẹp hết Tâm Sanh đương nhiên Giác Ngộ, gọi là lầm Huyển lấy Huyển để tu, khi Huyển hết liền chứng thị.
TÂM SANH chẳng khác nào bọn giặc cướp, không khác mấy với kẻ uống lầm NGŨ ĐỘC. Bọn giặc cướp Tâm Sanh nó đầy đủ mưu mẹo thâm sâu hiểm ác, thường lừa kẻ đã bị rơi vào tay bọn chúng, liền bị chúng hành hạ bóc lột từ Thân đến Tâm trọn đời đến mãn trăm ngàn kiếp phải phục vụ cho chúng. Bằng không phục vụ thì bọn chúng chẳng ban cho an vui phút chốc nào cả. Khi bậc đã biết chúng, có ý định tháo ra, thời chúng lại mưu mẹo làm cho bậc mong thoát, khó mà thoát nổi với chúng. Vì vậy mà Phật nói bọn ấy là: MA TÁNH.
Về phần bậc có trí tuệ chút ít, nhận thấy Đời là khổ, Nghiệp là nguy hại, Sanh Tử thời đớn đau. Cũng như biết bọn Tâm Sanh giặc cướp hành hạ khổ sở chẳng được tự tại ràng buộc trăm chiều, bậc ấy mới phát Bồ Đề Tâm nguyện tu đến Tri Kiến Giải Thoát.
Bọn giặc cướp Tâm Sanh nó cũng đã biết ý nghĩ ấy nơi bậc mong thoát khỏi tay chúng, nhưng chúng vẫn im lặng mưu mẹo để cho bậc kia hành sự rồi chúng tùy thuận đánh lừa. Chúng bèn đến Chùa hay nơi tu, tùy theo mà hành sự. Nếu vị Lãnh Đạo Giác Ngộ thì chúng không nương theo vị Lãnh Đạo, nương theo Đồ Chúng để lập phe phái cùng với bậc đại nguyện trở nên Ma Chướng đủ điều không cho tu được, bằng có tu được theo ý muốn cùng tu với Ma Giáo, do đó bậc Lãnh Đạo phải hao hơi nhọc sức mới tiêu dẹp được bọn chúng mà đưa đến Tri Kiến Giải Thoát. Còn nếu như vị Lãnh Đạo chưa Giác Ngộ thì bọn chúng khỏi cần canh gác vì cũng đồng đạo của chúng.
TÂM SANH ĐỒ CHÚNG nó có nhiều lối làm cho bậc tu hành phải lầm nhận cho mình là Chánh Đạo còn bên ngoài là Ma Đạo để gây tụng, kình cãi phe phái ganh tị hơn thua nhau từng Tôn Giáo, từng Đạo Chúng, bủn sẻn từng lời nói, từng hành động, từng y áo màu sắc, từng Chức Đạo, lề lối sống còn nhỏ nhen khi chưa tu hành nữa lại gọi đó là xây dựng Chánh Pháp của Đồ Chúng Tâm Sanh, ngỡ mình theo lời Phật dạy.
Khi bậc tu hành TIN PHẬT thì chúng xúi cho bậc tu ấy tin hơn trở thành mê tín. Nếu kẻ nào động đến sự tu thì liền tự ái hoặc đến Phật thì sân hận thù ghét cải vã không tha cho kẻ ấy. Cũng như : Bậc tu lấy THIỆN CĂN làm quý, Từ Bi làm căn bản trên con đường tu tập thì nó lại xúi: Thiện Căn và Từ Bi quá mức, đến nỗi Từ Bi không có Trí Tuệ, Thiện Căn chẳng Bảo Trì, thành thử thấy ai khổ sở sinh tâm khổ hơn kẻ đang khổ, nghe ai than van thời chạy theo lời than của họ là làm cho tổn sức, rốt cuộc toàn bị Tâm sanh lừa dối, chỉ lãnh có hai chữ: TỘI NGHIỆP thôi.
TÂM SANH nó luôn luôn nằm nơi Tâm Thức của bậc Tín Đạo thành tâm vì Đạo, ngoài ra nó không nằm nơi bậc thờ ơ chưa nếm mùi Đạo. Nó thường nói nơi Tâm Thức của bậc tu, nó thường phân chia Tốt Xấu, Thiện Ác, Phải Quấy, nó xúi cho bậc tu hành chẳng chịu nghe ai, nó cho là phàm phu thô bỉ ăn mặn, ăn chay, có vợ có chồng hay xuất gia và không xuất gia đủ thứ để cho bậc tín tâm kia sinh ra DỊ BIỆT mà NGĂN BIỆT, trở nên thích lối nào tu theo lối ấy. Dù cho Đức Phật hay Thiện Tri Thức chỉ dạy để tu chăng nữa, nó vẫn xúi cho bậc tu tín tâm ít nghe Đức Phật, ít tu theo bậc Thiện Tri Thức mà tu theo TÂM SANH nhiều hơn cả. Vì vậy nên trong thời Đức Thế Tôn Ngài thường kêu gọi: “CÁC ÔNG HÃY NGHE LỜI TA NÓI TOÀN LÀ LỜI CHÂN THẬT.” nào ai có nhận được, vì sao? Vì Tâm sanh Ma Tánh che lấp ám mờ gọi là Nghiệp, nó chẳng cho nghe để nhận lãnh Bảo Pháp đặng tiêu trừ Đồ Chúng Tâm Sanh.
TÂM SANH nó thường gọi các bậc Đại Trí, nó dối gạt các thứ bậc tu hành phát sanh nơi tâm trí từng phút, từng hồi làm cho các bậc tu phải nghĩ suy trong ĐỊNH TƯỞNG cảnh giới Tiên Thần, tham lam tỏ ngộ, mong mỏi Chánh Giác thành tựu Phật Thừa, nó lừa từ nơi THÔ không hợp, thì nó đem THANH đến cho bậc tu, nếu Thanh Thô bậc tu đã tỏ biết đó là Tâm Sanh Đồ Chúng thì nó thay đổi TẾ NHỊ để Lầm theo. Nó thường làm cho bậc tu hành ngỡ mình đã chứng ngộ, trăm ngàn vạn phương thức dối lừa. Nếu bậc tu đã rõ biết thì ung dung chẳng vội vàng cho mình là đúng, từ nơi ung dung đó soi biết thứ lớp của bọn TÂM SANH phiên diễn thời TU CHỨNG pháp VÔ SANH PHÁP NHẪN, Vô Sanh Pháp Nhẫn nó có một trạng thái bình dị, chẳng vội sanh pháp, để thật biết pháp Tâm Sanh, rồi sẽ quyết định đường lối nơi mình mà tỏ ngộ, gọi là VÔ SANH PHÁP NHẪN.
TÂM SANH ĐỒ CHÚNG nó còn xúi cho bậc tu dùng LÝ để bị chướng khỏi tu, hoặc dùng SỰ để mà chướng đặng khỏi thi hành đến Giác Ngộ, nó tùy theo trình độ, tùy theo Đức Tánh, tùy theo ý nghĩ để lừa sao cho bậc tu hành phải thọ chấp công nhận nó mà suy tôn nó làm chủ để khỏi thoát ra vòng sanh diệt của chúng, nó có thể biến diễn ra các Tiên Thần hay Chư Bồ Tát đến để thuyết pháp cho vừa tâm ý của bậc tu hành tín tâm, bậc tín tâm mừng rỡ cung nghinh đảnh lễ mà thọ chấp nên chi có nhiều bậc tu hành tuyên bố rằng: Mình có một MINH SƯ truyền đạo, không bằng da hay bằng thịt, do đó chẳng chịu nghe ai, chỉ chịu theo lời của TÂM SANH ĐỒ CHÚNG biến hiện mỗi đêm cho bậc tu ấy. Đó mới nói có một phần sự thuyên diễn lừa dối của Tâm Sanh, còn đến vạn phần chưa nói hết được, vậy các bậc tu hành hãy nương theo lời trên đừng vội chấp nhận mà bị lừa.
Bậc tu hành nên NHẤT TÂM, nhất tâm ấy gọi là CHÂN TÂM cũng gọi là TA TỰ SANH TÂM. NÊN TA ĐIỀU NGỰ VẠN PHÁP, nơi Tâm Sanh nó đều là vọng tâm, đã vọng tâm thời có vạn pháp, mà vạn pháp tức là vạn Tâm.
Chẳng khác nào bà con có một bao vàng (NHẤT TÂM) khi bà con vô ý đổ tung ra trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới chỗ nào cũng có vàng của bà con, nhưng nó rơi rớt từ ao hồ, núi non, nơi Tịnh và Bất Tịnh, nơi dơ bẩn, chốn sạch sẽ như vậy thời phải chịu vô số Vọng Tâm, nên khi bà con mong sao bao Vàng trở về cho bà con y nguyên như cũ (NHẤT TÂM), thì bà con phải cố công đi nhặt lại cho đủ với số vàng đã bị đánh rơi, khi vàng đủ trọn thời bà con mới dùng đặng nó, chớ chưa đủ thì thâm tâm bà con chưa thoải mái.
Đối với sự tu hành cũng vậy. Khi tâm không quái ngại mới là bậc đã biết giá trị của mình, lúc hiểu biết Tâm Sanh cản ngăn thì không vì cản ngăn của Tâm Sanh mà dừng trụ. Khi mà biết được các lừa dối gọi là Chướng Nghiệp thì bậc tu phải lướt qua trên con đường KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH nếu hiểu biết được thời vạn pháp kia không ngoài ĐỒ CHÚNG TÂM SANH, đồ chúng không lừa được thời đồ chúng ấy phải dưới quyền bậc SANH TÂM ĐIỀU NGỰ PHÁP. Do như thế mà Phật điều ngự Pháp. Chúng Sanh bị Pháp sai khiến nên làm CHÚNG SANH GIỚI./-
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN