GIÁO LÝ
TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
- 1. TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 2. VÔ THƯỜNG
- 3. VÔ NGÃ
- 4. NHÂN DUYÊN
- 5. NHÂN DUYÊN SANH
- 6. DUYÊN KHỞI
- 7. KHỞI TÍN
- 8. HẠNH NGUYỆN
- 9. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 10. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 11. PHỔ CHIẾU NHƯ LAI
- 12. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 13. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP Một Lý Mục Giải về Vũ Trụ và Nhân Sinh
- 14. TÂM PHÁP BẤT NHỊ
- 15. PHÁP TÁNH
- 16. CHÁNH TÍN
- 17. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 18. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 19. CÁC PHÁP
- 20. PHI NHÂN DUYÊN
- 21. CHÁNH BÁO
PHẬT ĐẠO chỉ có Nhất Thừa, chẳng Nhị Tam Thừa chi cả. Thời nào có PHẬT ra đời Khai Đạo thì được gọi thời kỳ đó là PHẬT ĐẠO, còn vị kế tiếp lãnh đạo thì gọi là ĐẠO PHẬT.
Phật Đạo lời giảng nói của vị lãnh đạo toàn lời nói Nhất Thừa, nhưng các hàng Đệ Tử trình độ giai cấp không đồng nơi lãnh hội khác biệt, trở thành lời dạy có Ba Thừa, chớ thật ra khi Phật Đạo ra đời chỉ có Nhất Thừa Tối Thượng.
PHẬT ĐẠO duy nhất có một Tôn Chỉ mục đích như nhau, Phật Đạo thừa kế Nhất Tôn liên hệ mật thiết không sai chạy, nên gọi Nhất Tôn Tối Thượng. Dù cho vạn Phật ra đời trong vạn thời chỉ đạo chăng cũng vẫn có một tôn chỉ mục đích nguyên vẹn trong ba thời Phật Nhất Tôn (thời Thượng Kiếp, thời Hiền Kiếp và thời Hạ Kiếp) làm thế nào đưa tất cả đoạt đến TRI KIẾN GIẢI THOÁT, còn nói về thời Phật ra đời thì Ngài tùy theo thời kiếp mà hóa độ.
Như thời Hiền Kiếp, thời Đức Thế Tôn Bổn Sư, Ngài y theo Nhất Tôn mục đích, nhưng Ngài lập THIÊN THỪA HẠNH để hóa độ, giải quyết SANH, TỬ, BỆNH, LÃO, KHỔ gọi là giải thoát với Pháp Môn Tối Thượng của Ngài.
Đến thời Hạ Kiếp thời Tác Tạo, không thể công dụng Thiên Thừa Hạnh làm chính được, chẳng thể nào xuất thế hấp tấp được, nên thành lập NHÂN THIÊN HẠNH lần đưa xuất thế Pháp Môn dụng SẮC, THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC PHÁP không mắc miếu ô nhiễm tự tại vô ngại đến Đại Bi Tri Kiến Giải Thoát. Đối với các Đức Phật lời nói của Ngài toàn là lời HOA PHÁP KIM THÂN, do đó mà lời nói Ngài toàn là lời KHAI THỊ làm cho tất cả thọ lãnh đến NGỘ NHẬP. Phật Đạo tôn trọng thừa kế Nhất Tôn, nên có sự bảo tồn TÔN THỂ CHỨNG MINH TÂM ẤN, vì vậy trong thời Lục Tổ Huệ Năng, bậc tu hành dù có đắc pháp hoặc đoạt đến chân lý tri kiến Phật cũng phải về lễ bái thọ lãnh chứng minh mới đặng vào CHÂN BẢN NHẤT TÔN NHƯ LAI TẠNG hoàn toàn chánh giác.
Trong mười lăm năm Nhất Tôn Pháp Tạng chưa có tiếng nói rõ ràng, chưa có mục đề nào để cho các bậc Tín Tâm rõ biết, nay PHÁP TẠNG tuyên rõ về NHẤT TÔN là một TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH thừa kế liên hệ mật thiết để các Tín Tâm minh định, tự cầm lấy ngọn đuốc sáng soi, đặt TÍN TÂM cầu Tri Kiến Giải Thoát.
Thời Nguyên Nhất Tôn Pháp Tạng, Bất Nhị Nhất Thể chẳng thuộc Hai Tướng trong Ba Thời, Ba đức Phật đồng một chữ A như sau :
• Thời Nhất : A-Đề Cổ-Phật
• Thời Nhì : A-Di-Đà Phật
• Thời Tam : A-Dật-Đa Di-Lạc Tôn-Phật
Ba Đức Phật Chủ Trị Lãnh Đạo Chứng Minh, dụng NHƯ LAI TẠNG Tôn Chỉ, mục đích Khai Thông TẠNG THỨC gọi là PHÁP TẠNG, đó chính lời tuyên rõ về Nhất Tôn Pháp Tạng.
Đương thời Hạ Kiếp, trong sự đảm nhiệm Nhất Tôn Pháp Tạng có ĐỨC TỊNH VƯƠNG PHẬT làm Giáo Chủ Ngài Ban Hành cho Chư Hộ Pháp Bồ Tát, Chư Long Thần, Thiên Thần ứng trực Hộ Trì Bảo Pháp NHẤT TÔN.
Vị TĂNG CHỦ TỊNH VƯƠNG chính là vị thừa hành thọ pháp Tịnh Vương Phật để Đại Diện trong thời Hạ Kiếp hóa độ cùng biểu dương Pháp Tạng Nhất Tôn bất biến Nhất Nguyên đồng một, Chư Phật không dư thiếu.
TĂNG CHỦ NHẤT TÔN, lúc đã vâng lãnh chịu trọng trách Nhất Tôn thì phải thực hành hai Giai Đoạn trong một thời làm tròn Bổn Nguyện hóa độ.
Giai đoạn thứ nhất gọi là: HÀNH DỤNG, thời hành dụng vị Tăng Chủ phải làm những gì mà Bồ Tát đang làm trên Hạnh Nguyện, vị Tăng Chủ phải làm Bồ Tát Hạnh, gọi là PHẬT ỨNG THÂN BỒ TÁT.
Giai đoạn thứ hai gọi là thời DIỆU DỤNG, thời Diệu Dụng Tăng Chủ phải thi hành những gì mà Chư Phật đã làm, nay Tăng Chủ phải làm gọi là BỒ TÁT ỨNG THÂN PHẬT. Vì sao có hai giai đoạn trên? Vì Tăng Chủ ra đời chưa có TỨ CHÚNG để thừa hành lệnh, Tăng Chủ phải hóa độ dạy cho Chúng Sanh Giới TRI KIẾN PHẬT thành tựu công đức sung mãn liền Ứng Thân BỒ TÁT.
Khi đã có Tứ Chúng Bồ Tát ứng thân, thời Bồ Tát phải thi hành Hạnh Nguyện để hóa độ Chúng Sanh, theo lời chỉ dạy của Tăng Chủ, Tăng Chủ hóa độ Bồ Tát, nên có hai giai đoạn phải thi hành vậy.
Bậc tu hành, từ lúc tu đến Sở Đắc Chân Lý, chính Lý chân thật, chớ chưa đặng tận hưởng Chân Lý. Phải thi hành Hạnh Nguyện, khi tròn nguyện mới tận hưởng Chân Lý, cũng như TRI KIẾN PHẬT phải Hạnh Nguyện PHẬT TRI KIẾN mới thành PHẬT.
Bậc Bồ Tát phải nương theo DIỆU DỤNG khi Thuận Hành lúc Nghịch Pháp của Đức Phật hóa độ mới thành tựu Chánh Giác Lý Sự đồng song Tánh Tướng duy nhất, bằng chẳng vậy không bao giờ thành PHẬT.
Trong thời DIỆU DỤNG của Phật rất khó nghĩ bàn. Vì sao? Vì Bồ Tát chưa thành tựu nên Phật phải làm cốt để Bồ Tát thành tựu. Bồ Tát chưa đoạt đến BÁT NHÃ TRÍ, Phật phải thực hành chỉ dạy Bồ Tát Hạnh Nguyện, Hành Thâm Pháp Giới cho thật nhiều để thật GIÁC mà đoạt đến BÁT NHÃ TRÍ.
Bồ Tát vì THIỆN PHÁP thọ chấp, thì Phật phải dụng ÁC đặng phá ngăn. Bồ Tát nằm nơi ÁC CĂN mà thụ chấp, thời Phật phải dùng QUỐC ĐỘ TRANG NGHIÊM để đưa qua khỏi ÁC NGHIỆP Bồ Tát. Bồ Tát nằm nơi Tịnh Độ Trang Nghiêm để thọ chấp, thì Phật phải hiện hành NGŨ DỤC hóa sanh. Thời Diệu Dụng Phật phải diệu dụng những gì mà Bồ Tát VÔ NGẠI ĐẠI BI TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG hoàn toàn CHÁNH GIÁC vậy.
– Bồ Tát nên gìn giữ Phẩm Hạnh của Bồ Tát Hạnh.
– Bồ Tát nên Tự Lợi Tha Lợi Hạnh Nguyện độ sanh.
– Bồ Tát nên Tứ Nhiếp Pháp Lục Ba La Mật Đa.
Bồ Tát đắc pháp CHÂN KHÔNG, đó là TỊNH ĐỘ của Bồ Tát, nên thành tựu công đức sung mãn đặng trọn lãnh lấy cõi Phật. Chớ vì Chân Không mà trụ không. Chớ vì sắc pháp Thân Phật mà chấp Có để an trụ. Nên thành tựu Chân Sắc Pháp Thông thật tỏ rõ Có Không toàn giác.
Thời DIỆU DỤNG của ĐỨC PHẬT, thật khó mà Tán Thán sự Hóa Độ của Ngài, vì sao ? Vì Hóa Độ một Bồ Tát thụ chấp đặng lướt qua khỏi ngăn chấp bằng một vạn Chúng Sanh Giới. Bởi Bồ Tát thường nghi, thường biết, nên dễ thường bị chấp, lúc Bồ Tát đắc pháp Chân Không đương nhiên vui mừng khoái lạc, tự tại, vô ngại... trong một thời gian ngắn trở lại bình thường, Bồ Tát ấy mới khởi tâm Đại Nguyện để Hạnh Nguyện độ sanh đó chính là Bồ Tát thuận theo con đường Chánh Giác.
Nếu Bồ Tát đắc Chân Không thọ chấp nơi Chân Không sinh ra bê trễ Hạnh Nguyện, lại quyết định cho Hạnh Nguyện là mê chấp chẳng chịu Hành Thâm Pháp Giới thi hành Hạnh Nguyện đến LÝ SỰ đồng song Chánh Giác, chỉ bình thường hóa sống theo Lý Chân Không, thì Bồ Tát ấy vào nơi TỊNH BIỆT đó chính là một trở ngại không nhỏ.
Khi Bồ Tát chấp trụ nơi Lý Chân Không, thời khó Tin Vâng theo lời Phật dạy, khó Hạnh Nguyện đặng nương theo DIỆU DỤNG của Phật, vì sao? Vì Phật Hóa Độ thường nói SẮC THÂN Chánh Báo, Ngài lại tỉ mỉ vạch rõ từng Hành Dụng đến Lý Giải từ Hành Đạo đến Hóa Đạo, từ Thuyết Đạo đến Tỏ Đạo làm cho Bồ Tát LÝ SỰ thật biết trùm khắp mà đặng Chánh Giác.
Lúc Bồ Tát nương theo DIỆU DỤNG của Đức Phật được hóa độ của Phật, Bồ Tát liền thật biết: Chủng Tánh Chúng Sanh, Chủng Tánh của Bồ Tát và Chủng Tánh Phật, tuy bình đẳng, nhưng bất bình đẳng, do lẽ ấy nên tác tạo Chánh Báo, Thọ Báo sai biệt, vì vậy mà Tu Chứng có thứ lớp, hiểu biết có tuần tự, Bồ Tát thật rõ, còn rõ hơn thế nữa, lìa 62 kiến chấp khỏi lầm hết mê đoạt rốt ráo Vô Thượng Chánh Giác.
Nếu Bồ Tát chẳng chấp Lý Chân Không mà không bước vào Hạnh Nguyện độ sanh, dù vô tình hoặc cố ý cũng vẫn bị Lý Chân Không làm chủ ngăn ngại chướng cách, thì Bồ Tát làm thế nào thành tựu công đức lãnh lấy cõi Phật? Lý Chân Không là một Lý trong thời HẠ KIẾP thường vấp phải, nên Đức Bổn Sư đã nói trong Kinh Viên Giác Lý Chướng đến Sự Chướng để đời sau xem làm gương phá chấp Hạnh Nguyện đầy đủ thành tựu. Chân Không chẳng phải rổng không như Bồ Tát tưởng, Lý Chân Không thường chướng nên Pháp Tạng vẫn thường nói như câu:
Chân Không nào phải hồn vô tận,
Thật tỏ muôn phương diệu độ đồng,
Nếu biết sớm chiều chưa thoải mái,
Hương nguyền gìn giữ trọn tình trong.
Bồ Tát đắc pháp Chân Không nhưng thật thà chưa thoải mái, ấy là Bồ Tát cầu tiến bộ đến DIỆU QUẢ, tuy chưa thoải mái nhưng Hạnh Nguyện giữ đều, đó chính là bậc biết tu trì Phật Quả vậy.
Bằng Bồ Tát đắc pháp Chân Không thấy mình tiến bộ Tự Tại Vô Ngại, thì Bồ Tát hãy HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA đi, nếu không sẽ Vĩnh Viễn nơi PHI ĐẠO, chẳng Suốt ĐẠO, vì sao? Vì Kinh Bát Nhã Phật có dặn: “Nếu mình còn thấy, mình là Bồ Tát Tự Tại Vô Ngại thì phải Hạnh Nguyện Thâm Nhập Bát Nhã đặng đoạt Bát Nhã Trí.”
Đối với Phật thời toàn Giác không thiếu sót. Còn như Bồ Tát cho đến Đại Bồ Tát hãy còn thiếu sót, do thiếu sót nên chưa Chánh Giác. Bởi vậy Phật thấy Bồ Tát hãy còn lầm mê, Bồ Tát nhìn chúng sanh đang mê lầm. Bồ Tát không bao giờ biết nổi Phật, thì làm sao biết đặng DIỆU DỤNG của Phật? Chúng sanh chẳng bao giờ biết nổi Bồ Tát thì làm sao biết được sự Độ Sanh của Bồ Tát? Bồ Tát mong cầu Diệu Quả hãy tạo Công Đức, hãy thi hành Hạnh Nguyện nương theo DIỆU DỤNG tròn nguyện mà Chánh Giác. Chúng sanh mong TRI KIẾN hãy CỔI GIẢI TÂM, phá lầm chấp công phu Tín Tâm tu không ngừng nghỉ liền đến TRI KIẾN.
Lúc xem Kinh hoặc nghe Giáo Lý, nên nhận định để tỏ biết nghĩa Kinh cùng Giáo Lý chỉ dạy. Đối với PHẬT PHÁP chẳng có pháp nào lớn nhỏ, miễn Chân Phật Tử nhận đặng là quý, biết đặng là hay, thích đặng là tốt. Từ bài VÔ THƯỜNG nhận đến ưu thế THƯỜNG CÒN. Bài VÔ NGÃ sát thật VÔ NGÃ tu hành đến CHÂN NGÃ. Tất cả trong tập GIÁO LÝ trên con đường GIẢI THOÁT nầy nó có thể giúp các Tín Tâm tu hành TỰ TÁNH TỎ TÁNH, các Pháp Môn đều nơi Tự Tánh, các Giáo Lý Kinh Điển cốt đem đến nơi Tự Giác đó chính là yếu điểm tu hành vậy.
Hoá Thân Đức TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Long Hoa Tăng Chủ Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam
Chính là Đức DI LẠC TÔN PHẬT
Hạ Lai Trần Thế 1918 - 1993
Phật Đạo lời giảng nói của vị lãnh đạo toàn lời nói Nhất Thừa, nhưng các hàng Đệ Tử trình độ giai cấp không đồng nơi lãnh hội khác biệt, trở thành lời dạy có Ba Thừa, chớ thật ra khi Phật Đạo ra đời chỉ có Nhất Thừa Tối Thượng.
PHẬT ĐẠO duy nhất có một Tôn Chỉ mục đích như nhau, Phật Đạo thừa kế Nhất Tôn liên hệ mật thiết không sai chạy, nên gọi Nhất Tôn Tối Thượng. Dù cho vạn Phật ra đời trong vạn thời chỉ đạo chăng cũng vẫn có một tôn chỉ mục đích nguyên vẹn trong ba thời Phật Nhất Tôn (thời Thượng Kiếp, thời Hiền Kiếp và thời Hạ Kiếp) làm thế nào đưa tất cả đoạt đến TRI KIẾN GIẢI THOÁT, còn nói về thời Phật ra đời thì Ngài tùy theo thời kiếp mà hóa độ.
Như thời Hiền Kiếp, thời Đức Thế Tôn Bổn Sư, Ngài y theo Nhất Tôn mục đích, nhưng Ngài lập THIÊN THỪA HẠNH để hóa độ, giải quyết SANH, TỬ, BỆNH, LÃO, KHỔ gọi là giải thoát với Pháp Môn Tối Thượng của Ngài.
Đến thời Hạ Kiếp thời Tác Tạo, không thể công dụng Thiên Thừa Hạnh làm chính được, chẳng thể nào xuất thế hấp tấp được, nên thành lập NHÂN THIÊN HẠNH lần đưa xuất thế Pháp Môn dụng SẮC, THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC PHÁP không mắc miếu ô nhiễm tự tại vô ngại đến Đại Bi Tri Kiến Giải Thoát. Đối với các Đức Phật lời nói của Ngài toàn là lời HOA PHÁP KIM THÂN, do đó mà lời nói Ngài toàn là lời KHAI THỊ làm cho tất cả thọ lãnh đến NGỘ NHẬP. Phật Đạo tôn trọng thừa kế Nhất Tôn, nên có sự bảo tồn TÔN THỂ CHỨNG MINH TÂM ẤN, vì vậy trong thời Lục Tổ Huệ Năng, bậc tu hành dù có đắc pháp hoặc đoạt đến chân lý tri kiến Phật cũng phải về lễ bái thọ lãnh chứng minh mới đặng vào CHÂN BẢN NHẤT TÔN NHƯ LAI TẠNG hoàn toàn chánh giác.
Trong mười lăm năm Nhất Tôn Pháp Tạng chưa có tiếng nói rõ ràng, chưa có mục đề nào để cho các bậc Tín Tâm rõ biết, nay PHÁP TẠNG tuyên rõ về NHẤT TÔN là một TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH thừa kế liên hệ mật thiết để các Tín Tâm minh định, tự cầm lấy ngọn đuốc sáng soi, đặt TÍN TÂM cầu Tri Kiến Giải Thoát.
Thời Nguyên Nhất Tôn Pháp Tạng, Bất Nhị Nhất Thể chẳng thuộc Hai Tướng trong Ba Thời, Ba đức Phật đồng một chữ A như sau :
• Thời Nhất : A-Đề Cổ-Phật
• Thời Nhì : A-Di-Đà Phật
• Thời Tam : A-Dật-Đa Di-Lạc Tôn-Phật
Ba Đức Phật Chủ Trị Lãnh Đạo Chứng Minh, dụng NHƯ LAI TẠNG Tôn Chỉ, mục đích Khai Thông TẠNG THỨC gọi là PHÁP TẠNG, đó chính lời tuyên rõ về Nhất Tôn Pháp Tạng.
Đương thời Hạ Kiếp, trong sự đảm nhiệm Nhất Tôn Pháp Tạng có ĐỨC TỊNH VƯƠNG PHẬT làm Giáo Chủ Ngài Ban Hành cho Chư Hộ Pháp Bồ Tát, Chư Long Thần, Thiên Thần ứng trực Hộ Trì Bảo Pháp NHẤT TÔN.
Vị TĂNG CHỦ TỊNH VƯƠNG chính là vị thừa hành thọ pháp Tịnh Vương Phật để Đại Diện trong thời Hạ Kiếp hóa độ cùng biểu dương Pháp Tạng Nhất Tôn bất biến Nhất Nguyên đồng một, Chư Phật không dư thiếu.
TĂNG CHỦ NHẤT TÔN, lúc đã vâng lãnh chịu trọng trách Nhất Tôn thì phải thực hành hai Giai Đoạn trong một thời làm tròn Bổn Nguyện hóa độ.
Giai đoạn thứ nhất gọi là: HÀNH DỤNG, thời hành dụng vị Tăng Chủ phải làm những gì mà Bồ Tát đang làm trên Hạnh Nguyện, vị Tăng Chủ phải làm Bồ Tát Hạnh, gọi là PHẬT ỨNG THÂN BỒ TÁT.
Giai đoạn thứ hai gọi là thời DIỆU DỤNG, thời Diệu Dụng Tăng Chủ phải thi hành những gì mà Chư Phật đã làm, nay Tăng Chủ phải làm gọi là BỒ TÁT ỨNG THÂN PHẬT. Vì sao có hai giai đoạn trên? Vì Tăng Chủ ra đời chưa có TỨ CHÚNG để thừa hành lệnh, Tăng Chủ phải hóa độ dạy cho Chúng Sanh Giới TRI KIẾN PHẬT thành tựu công đức sung mãn liền Ứng Thân BỒ TÁT.
Khi đã có Tứ Chúng Bồ Tát ứng thân, thời Bồ Tát phải thi hành Hạnh Nguyện để hóa độ Chúng Sanh, theo lời chỉ dạy của Tăng Chủ, Tăng Chủ hóa độ Bồ Tát, nên có hai giai đoạn phải thi hành vậy.
Bậc tu hành, từ lúc tu đến Sở Đắc Chân Lý, chính Lý chân thật, chớ chưa đặng tận hưởng Chân Lý. Phải thi hành Hạnh Nguyện, khi tròn nguyện mới tận hưởng Chân Lý, cũng như TRI KIẾN PHẬT phải Hạnh Nguyện PHẬT TRI KIẾN mới thành PHẬT.
Bậc Bồ Tát phải nương theo DIỆU DỤNG khi Thuận Hành lúc Nghịch Pháp của Đức Phật hóa độ mới thành tựu Chánh Giác Lý Sự đồng song Tánh Tướng duy nhất, bằng chẳng vậy không bao giờ thành PHẬT.
Trong thời DIỆU DỤNG của Phật rất khó nghĩ bàn. Vì sao? Vì Bồ Tát chưa thành tựu nên Phật phải làm cốt để Bồ Tát thành tựu. Bồ Tát chưa đoạt đến BÁT NHÃ TRÍ, Phật phải thực hành chỉ dạy Bồ Tát Hạnh Nguyện, Hành Thâm Pháp Giới cho thật nhiều để thật GIÁC mà đoạt đến BÁT NHÃ TRÍ.
Bồ Tát vì THIỆN PHÁP thọ chấp, thì Phật phải dụng ÁC đặng phá ngăn. Bồ Tát nằm nơi ÁC CĂN mà thụ chấp, thời Phật phải dùng QUỐC ĐỘ TRANG NGHIÊM để đưa qua khỏi ÁC NGHIỆP Bồ Tát. Bồ Tát nằm nơi Tịnh Độ Trang Nghiêm để thọ chấp, thì Phật phải hiện hành NGŨ DỤC hóa sanh. Thời Diệu Dụng Phật phải diệu dụng những gì mà Bồ Tát VÔ NGẠI ĐẠI BI TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG hoàn toàn CHÁNH GIÁC vậy.
– Bồ Tát nên gìn giữ Phẩm Hạnh của Bồ Tát Hạnh.
– Bồ Tát nên Tự Lợi Tha Lợi Hạnh Nguyện độ sanh.
– Bồ Tát nên Tứ Nhiếp Pháp Lục Ba La Mật Đa.
Bồ Tát đắc pháp CHÂN KHÔNG, đó là TỊNH ĐỘ của Bồ Tát, nên thành tựu công đức sung mãn đặng trọn lãnh lấy cõi Phật. Chớ vì Chân Không mà trụ không. Chớ vì sắc pháp Thân Phật mà chấp Có để an trụ. Nên thành tựu Chân Sắc Pháp Thông thật tỏ rõ Có Không toàn giác.
Thời DIỆU DỤNG của ĐỨC PHẬT, thật khó mà Tán Thán sự Hóa Độ của Ngài, vì sao ? Vì Hóa Độ một Bồ Tát thụ chấp đặng lướt qua khỏi ngăn chấp bằng một vạn Chúng Sanh Giới. Bởi Bồ Tát thường nghi, thường biết, nên dễ thường bị chấp, lúc Bồ Tát đắc pháp Chân Không đương nhiên vui mừng khoái lạc, tự tại, vô ngại... trong một thời gian ngắn trở lại bình thường, Bồ Tát ấy mới khởi tâm Đại Nguyện để Hạnh Nguyện độ sanh đó chính là Bồ Tát thuận theo con đường Chánh Giác.
Nếu Bồ Tát đắc Chân Không thọ chấp nơi Chân Không sinh ra bê trễ Hạnh Nguyện, lại quyết định cho Hạnh Nguyện là mê chấp chẳng chịu Hành Thâm Pháp Giới thi hành Hạnh Nguyện đến LÝ SỰ đồng song Chánh Giác, chỉ bình thường hóa sống theo Lý Chân Không, thì Bồ Tát ấy vào nơi TỊNH BIỆT đó chính là một trở ngại không nhỏ.
Khi Bồ Tát chấp trụ nơi Lý Chân Không, thời khó Tin Vâng theo lời Phật dạy, khó Hạnh Nguyện đặng nương theo DIỆU DỤNG của Phật, vì sao? Vì Phật Hóa Độ thường nói SẮC THÂN Chánh Báo, Ngài lại tỉ mỉ vạch rõ từng Hành Dụng đến Lý Giải từ Hành Đạo đến Hóa Đạo, từ Thuyết Đạo đến Tỏ Đạo làm cho Bồ Tát LÝ SỰ thật biết trùm khắp mà đặng Chánh Giác.
Lúc Bồ Tát nương theo DIỆU DỤNG của Đức Phật được hóa độ của Phật, Bồ Tát liền thật biết: Chủng Tánh Chúng Sanh, Chủng Tánh của Bồ Tát và Chủng Tánh Phật, tuy bình đẳng, nhưng bất bình đẳng, do lẽ ấy nên tác tạo Chánh Báo, Thọ Báo sai biệt, vì vậy mà Tu Chứng có thứ lớp, hiểu biết có tuần tự, Bồ Tát thật rõ, còn rõ hơn thế nữa, lìa 62 kiến chấp khỏi lầm hết mê đoạt rốt ráo Vô Thượng Chánh Giác.
Nếu Bồ Tát chẳng chấp Lý Chân Không mà không bước vào Hạnh Nguyện độ sanh, dù vô tình hoặc cố ý cũng vẫn bị Lý Chân Không làm chủ ngăn ngại chướng cách, thì Bồ Tát làm thế nào thành tựu công đức lãnh lấy cõi Phật? Lý Chân Không là một Lý trong thời HẠ KIẾP thường vấp phải, nên Đức Bổn Sư đã nói trong Kinh Viên Giác Lý Chướng đến Sự Chướng để đời sau xem làm gương phá chấp Hạnh Nguyện đầy đủ thành tựu. Chân Không chẳng phải rổng không như Bồ Tát tưởng, Lý Chân Không thường chướng nên Pháp Tạng vẫn thường nói như câu:
Chân Không nào phải hồn vô tận,
Thật tỏ muôn phương diệu độ đồng,
Nếu biết sớm chiều chưa thoải mái,
Hương nguyền gìn giữ trọn tình trong.
Bồ Tát đắc pháp Chân Không nhưng thật thà chưa thoải mái, ấy là Bồ Tát cầu tiến bộ đến DIỆU QUẢ, tuy chưa thoải mái nhưng Hạnh Nguyện giữ đều, đó chính là bậc biết tu trì Phật Quả vậy.
Bằng Bồ Tát đắc pháp Chân Không thấy mình tiến bộ Tự Tại Vô Ngại, thì Bồ Tát hãy HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA đi, nếu không sẽ Vĩnh Viễn nơi PHI ĐẠO, chẳng Suốt ĐẠO, vì sao? Vì Kinh Bát Nhã Phật có dặn: “Nếu mình còn thấy, mình là Bồ Tát Tự Tại Vô Ngại thì phải Hạnh Nguyện Thâm Nhập Bát Nhã đặng đoạt Bát Nhã Trí.”
Đối với Phật thời toàn Giác không thiếu sót. Còn như Bồ Tát cho đến Đại Bồ Tát hãy còn thiếu sót, do thiếu sót nên chưa Chánh Giác. Bởi vậy Phật thấy Bồ Tát hãy còn lầm mê, Bồ Tát nhìn chúng sanh đang mê lầm. Bồ Tát không bao giờ biết nổi Phật, thì làm sao biết đặng DIỆU DỤNG của Phật? Chúng sanh chẳng bao giờ biết nổi Bồ Tát thì làm sao biết được sự Độ Sanh của Bồ Tát? Bồ Tát mong cầu Diệu Quả hãy tạo Công Đức, hãy thi hành Hạnh Nguyện nương theo DIỆU DỤNG tròn nguyện mà Chánh Giác. Chúng sanh mong TRI KIẾN hãy CỔI GIẢI TÂM, phá lầm chấp công phu Tín Tâm tu không ngừng nghỉ liền đến TRI KIẾN.
Lúc xem Kinh hoặc nghe Giáo Lý, nên nhận định để tỏ biết nghĩa Kinh cùng Giáo Lý chỉ dạy. Đối với PHẬT PHÁP chẳng có pháp nào lớn nhỏ, miễn Chân Phật Tử nhận đặng là quý, biết đặng là hay, thích đặng là tốt. Từ bài VÔ THƯỜNG nhận đến ưu thế THƯỜNG CÒN. Bài VÔ NGÃ sát thật VÔ NGÃ tu hành đến CHÂN NGÃ. Tất cả trong tập GIÁO LÝ trên con đường GIẢI THOÁT nầy nó có thể giúp các Tín Tâm tu hành TỰ TÁNH TỎ TÁNH, các Pháp Môn đều nơi Tự Tánh, các Giáo Lý Kinh Điển cốt đem đến nơi Tự Giác đó chính là yếu điểm tu hành vậy.
Hoá Thân Đức TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Long Hoa Tăng Chủ Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam
Chính là Đức DI LẠC TÔN PHẬT
Hạ Lai Trần Thế 1918 - 1993