GIÁO LÝ
TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
- 1. TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 2. VÔ THƯỜNG
- 3. VÔ NGÃ
- 4. NHÂN DUYÊN
- 5. NHÂN DUYÊN SANH
- 6. DUYÊN KHỞI
- 7. KHỞI TÍN
- 8. HẠNH NGUYỆN
- 9. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 10. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 11. PHỔ CHIẾU NHƯ LAI
- 12. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 13. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP Một Lý Mục Giải về Vũ Trụ và Nhân Sinh
- 14. TÂM PHÁP BẤT NHỊ
- 15. PHÁP TÁNH
- 16. CHÁNH TÍN
- 17. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 18. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 19. CÁC PHÁP
- 20. PHI NHÂN DUYÊN
- 21. CHÁNH BÁO
Hạnh nguyện là một trường tu theo BỒ TÁT HẠNH, chính đường duy nhất Chư Phật đã làm, Bồ Tát đang làm, các bậc Đại Nguyện Khởi Tín TIN VÂNG đều phải làm, con đường Bồ Tát Hạnh là con đường chung.
Kể từ thời hiền kiếp quá khứ cho đến nay, không phân biệt bậc tu cao hoặc tu thấp, miễn có chí nguyện theo con đường Hạnh Nguyện để nương chư Bồ Tát mà tu đều đặng cả. Các Thánh Tăng trước kia cũng không khác mấy nơi tín tâm của bậc tu hành ngày nay. Thánh Tăng vẫn nương theo Hạnh Nguyện. Bậc Tín Tâm đều nương theo hạnh nguyện tùy khả năng chí nguyện tu tập không phân biệt miễn phát Bồ Đề Tâm nguyện là đặng.
Hạnh Nguyện độ sanh có một ý nghĩa: “Cứu mình từ tinh thần đến vật chất, cứu người dìu dắt người cũng từ tinh thần đến vật chất, lúc mình được Tri Kiến Giải Thoát, thì người cũng được như mình.”
Bậc tu chủ yếu phát tâm rộng rãi để cổi giải tâm eo hẹp. Từ phàm phu nhỏ nhen đến Bồ Tát tâm rộng rãi gọi là phát Bồ Đề Tâm nguyện. Bằng chẳng phát Bồ Đề Tâm, không cổi giải tâm dù cho có nguyện vạn nguyện cũng không thể nào bước vào con đường Bồ Tát Hạnh được. Cốt yếu tự lợi, lợi tha cứu độ chúng sanh là hợp với Bồ Tát, bậc tu hành đồng hợp với Bồ Tát chính đã đi chung Bồ Tát Hạnh.
Con đường Bồ Tát Hạnh rất có lợi cho bậc tu, vì sao? Vì Lý Sự đồng song, lướt qua mọi hoàn cảnh thuận nghịch tâm không quái ngại được tỏ biết giác ngộ. Lại vì lỗi lầm của kẻ khác mà thuyết pháp giải nghiệp, ác nghiệp nó rất nguy hại, sau Chịu Báo sinh nơi Ngạ Quỉ, Súc Sanh, Địa Ngục làm cho nhiều kẻ tránh lỗi lầm sát hại mưu sĩ, Bồ Tát vì giúp đỡ phải nói năng nên Bồ Tát lìa các Sở Ngã, Chấp Ngã mà được Tự Tại Vô Ngại Đại Bi Tổng Trì Đà La Ni Tạng.
Đường lối tu Phật duy nhất chỉ có một, nhưng nhiều pháp môn để tu, pháp môn nào cũng hữu dụng cần thiết đưa cho bậc tu hành tỏ ngộ.
Đối với Hạnh Nguyện độ sanh đến rốt ráo thật biết các nghiệp lầm chấp trong vạn chấp, thi hành Hạnh Nguyện đi trong vạn chấp, tỏ biết chẳng có một chấp mà Bồ Tát TRI KIẾN GIẢI THOÁT. Bậc tu mới bước vào ngưỡng cửa ban đầu chưa có chi, đến thời gian tu tập, lại tùy theo sự tín ngưỡng nhiều ít đương nhiên mến đạo chớ chưa có một quyết định gì đáng kể, gọi là THỜI MẾN ĐẠO. Thời mến đạo nầy lấy đạo tràng để an vui, đến một giai đoạn nào đó KHỞI TÍN SAY ĐẠO liền sinh tâm thích thú có quyết định Phát Bồ Đề Tâm Nguyện qua đến HIỂU ĐẠO đi vào HẠNH NGUYỆN ĐỘ SINH để đem sự hiểu nơi mình giúp cho tất cả được hiểu, nhờ đó mà bậc hiểu đạo mới tu đến nơi BIẾT ĐẠO. Bậc ấy có một chí nguyện với Bồ Tát Hạnh đã bước vào giai đoạn Bồ Tát Hạnh đến Bồ Tát Nguyện, gọi là HẠNH NGUYỆN.
HẠNH NGUYỆN là một đường rất sâu rộng bình đẳng, không cứ gì phàm phu hay Thánh Tăng, tùy theo tinh thần cao đẹp hướng thượng, tùy theo Chí Dũng, Giới Định Tuệ, Tứ Nhiếp Pháp và thi hành Lục Ba La để nương theo Hạnh Nguyện cầu Diệu Quả Bồ Đề. Hạnh Nguyện chính là một môn tu, tất cả đều phải tu chớ nên quan niệm: Mình là phàm phu không thể nương theo Hạnh Nguyện của Bồ Tát Hạnh được, quan niệm như thế thật sai biệt đối với tinh thần của Đức Phật mong cho các bậc tu hành đến giác ngộ, mà các bậc tu hành lại sợ sệt không chịu theo vết chân của Bồ Tát thì làm sao thành tựu được?
HẠNH NGUYỆN có một ý nghĩa hết mình cầu đạo, nhất tâm đặt tất cả các công việc ở đời chẳng lấy đó làm quan hệ, chỉ nhận lấy Tròn Nguyện làm đích. Bậc thi hành Hạnh Nguyện đôi khi vì mọi kẻ mà giúp đỡ, đã không được lời Tri Ân mà thường gặp kẻ si mê nói nặng nhục mạ, bậc ấy chẳng hề sinh tâm oán hận. Lại tùy theo nơi chốn, tùy theo giai đoạn cứu giúp tâm không quái ngại, miễn cho có lợi mọi người, cho tròn Hạnh Nguyện làm an vui là đủ.
Hạnh nguyện, bậc đã phát tâm Hạnh Nguyện thì phải lập những HẠNH nào cho cao đẹp thanh nhã như: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi hay nói năng từ tốn đó gọi là PHÁP HẠNH. Còn NGUYỆN làm những gì khó làm thì bậc phát nguyện phải làm. Hoàn cảnh nào khó chịu thì bậc phát nguyện phải làm và phải chịu, tất cả cho chúng sanh, miễn đi trong mục tiêu chánh đáng thề nguyện độ, miễn thi hành Pháp Hạnh cho vẹn toàn, cốt Tứ Nhiếp Pháp Lục Ba La Mật Đa cầu tỏ ngộ làm đích duy nhất nơi Hạnh Nguyện để Tròn Nguyện.
HẠNH NGUYỆN chính là một con đường phải làm, làm cốt rõ biết các cơ cấu nghiệp chủng của Chúng Sanh và biết tận tường nơi bậc Thánh TU CHỨNG, lại biết tất cả sự Kín Nhiệm Như Lai Tạng, giải tỏa MƯỜI ĐIỀU ràng buộc và 62 Kiến Chấp, từ Chánh Báo vì duyên gì? Chịu Báo do nghiệp sao? Đến nơi khéo TRI ĐẠO, khéo THUYẾT ĐẠO mà Trọn thu nhiếp làm chủ trong MƯỜI DANH HIỆU đặng Chánh Giác.
Nói đến Hạnh Nguyện là một lối đi thẩm mỹ, tuyệt mỹ, chư Bồ Tát thảy đều vui trong Hành Nguyện, nên Bồ Tát mới phát nguyện luôn luôn làm Bồ Tát để đưa chúng sanh thành Phật chớ Bồ Tát chẳng chịu làm Phật.
Nên Hạnh Nguyện mà Bồ Tát mới thị hiện, lại vì chúng sanh thường nghi, thường chấp, dễ nghi chấp làm cho chúng sanh thọ khổ, thọ bệnh, thọ sanh tử mà Bồ Tát mới thị hiện, Bồ Tát thi hành vạn Hạnh tùy thuận chúng sanh cứu độ miễn đưa chúng sanh đến Tri Kiến Giải Thoát.
Bồ Tát vì Hạnh Nguyện nên Bồ Tát giả mê để đồng với chúng sanh thi hành Đồng Sự, Đồng Hành để Đồng Nhiếp Độ chúng sanh thoát các nghiệp. Bồ Tát lại sanh hạ trong từng lớp chúng sanh, làm con nhà Tịnh hay Phước Điền để thị hiện hoặc làm con nhà Bất Tịnh Ác Nghiệp để thị hiện, nó chẳng có nơi chốn nhất định trong thời thị hiện.
Nên Phật nói: “Các Ông cũng nên biết, Bồ Tát dù có thị hiện nơi Ác Nghiệp, hoặc có đi trong Nghiệp Ác, hoặc Bồ Tát thi hành Hạnh Nguyện Thuận Nghịch, Tịnh Bất Tịnh chăng cũng không có tội, càng ngày càng tăng Phước Điền Chánh Báo.” Vì sao? Vì Hạnh Nguyện độ sanh, vì Bồ Tát chẳng có Ngã Sở, không vì Bồ Tát mà chỉ vì Chúng Sanh nên Bồ Tát phải làm để cứu giúp cho chúng sanh Bồ Tát mới đi ba Đường ÁC, do đó Bồ Tát không có lấy một ác. Vậy đời nầy hoặc đời sau các bậc tu hành có gặp bậc Thiện Tri Thức chỉ bày tu tập miễn làm sao cho Trí Tuệ tăng trưởng phá được mê chấp, lìa BỐN TƯỚNG Tri Kiến Giải Thoát thôi. Các Ông chớ nên phê phán những sự làm của bậc Thiện Tri Thức, vì phê phán các ông bị LÝ CHƯỚNG đến sự tu cũng Chướng, khó lãnh hội lời chỉ dạy, khó phá bờ ngăn, để viễn thông đắc pháp mà thành tựu vậy.
HẠNH NGUYỆN chính là một sự giúp đỡ, giải bày thuyết diễn nơi LÝ đến SỰ, đương thời nếu bậc tu quan niệm mình là phàm phu, nhưng có ngờ đâu bậc tu ấy đã từng giúp đỡ cho người trong khi nghèo ngặt, cũng đã từng mang tiếng không hay trong lúc giúp người, chính mình không cầu lợi. Đó là mình đã có một niệm chân chánh thi hành Bồ Tát Hạnh để phát sinh khởi tín thù thắng Hạnh Nguyện.
HẠNH NGUYỆN là con đường tu hành, mình vừa Tự Giác giúp cho tất cả đến Tự Giác. Khi bậc Hạnh Nguyện nhìn thấy kẻ bủn sẻn bậc ấy Bố Thí để cho kẻ kia khởi tâm rộng rãi. Lúc bậc Hạnh Nguyện quan sát biết kẻ Độc Ác, bậc Hạnh Nguyện tỏ ra Đại Bi Hỷ Xả làm cho độc ác hồi hướng Bồ Đề. Khi biết rõ kẻ kia lời nói không chân thật, hai lưỡi, điêu ngoa vặc mắc, bậc Hạnh Nguyện thân cận nói năng chơn chất, vui giúp cho mọi người làm cho kẻ kia hổ thẹn cổi giải tâm cầu Chánh Giác.
HẠNH NGUYỆN giúp bậc tu hành không có Ngã, Sở Ngã, vào Bình Đẳng Tánh Trí, biết tận tường tỉ mỉ Diệu Quang Sát Trí thấu nguồn gốc Sanh Tử. Bởi lầm mê Pháp Chấp vương mắc nơi ích kỷ. Chẳng tự lợi tha lợi cho mình và tất cả, hạnh nguyện là một bước tiến trong con đường Giải Thoát vì vậy không lập Hạnh Nguyện chẳng bao giờ Chánh Giác, không làm Hạnh Nguyện chưa bao giờ Bình Đẳng dung thông. Bậc tu chẳng hạnh nguyện chính là bậc ÍCH KỶ, bậc CHỒI KHÔ MỘNG LÉP, bậc đã đem Phật Đạo đặt vào lỗ chân trâu cũng là một lối tiêu cực của vạn lối tiêu cực đen tối.
Bậc tu hành nương theo Hạnh Nguyện là bậc đã cùng Chư Bồ Tát từ vạn xưa quá khứ nguyện. Bậc khởi tâm phát Hạnh Nguyện là bậc đã chiêm ngưỡng lễ bái vạn Phật đồng hướng Bồ Đề Tâm nguyện. Bậc khen tặng cung kính các Tăng Ni trên đường Hạnh Nguyện đó là bậc chân thành cúng dường Tam Thế Phật. Hạnh Nguyện là con đường duy nhất chung gồm TỨ THỪA CHÁNH GIÁC./-
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Kể từ thời hiền kiếp quá khứ cho đến nay, không phân biệt bậc tu cao hoặc tu thấp, miễn có chí nguyện theo con đường Hạnh Nguyện để nương chư Bồ Tát mà tu đều đặng cả. Các Thánh Tăng trước kia cũng không khác mấy nơi tín tâm của bậc tu hành ngày nay. Thánh Tăng vẫn nương theo Hạnh Nguyện. Bậc Tín Tâm đều nương theo hạnh nguyện tùy khả năng chí nguyện tu tập không phân biệt miễn phát Bồ Đề Tâm nguyện là đặng.
Hạnh Nguyện độ sanh có một ý nghĩa: “Cứu mình từ tinh thần đến vật chất, cứu người dìu dắt người cũng từ tinh thần đến vật chất, lúc mình được Tri Kiến Giải Thoát, thì người cũng được như mình.”
Bậc tu chủ yếu phát tâm rộng rãi để cổi giải tâm eo hẹp. Từ phàm phu nhỏ nhen đến Bồ Tát tâm rộng rãi gọi là phát Bồ Đề Tâm nguyện. Bằng chẳng phát Bồ Đề Tâm, không cổi giải tâm dù cho có nguyện vạn nguyện cũng không thể nào bước vào con đường Bồ Tát Hạnh được. Cốt yếu tự lợi, lợi tha cứu độ chúng sanh là hợp với Bồ Tát, bậc tu hành đồng hợp với Bồ Tát chính đã đi chung Bồ Tát Hạnh.
Con đường Bồ Tát Hạnh rất có lợi cho bậc tu, vì sao? Vì Lý Sự đồng song, lướt qua mọi hoàn cảnh thuận nghịch tâm không quái ngại được tỏ biết giác ngộ. Lại vì lỗi lầm của kẻ khác mà thuyết pháp giải nghiệp, ác nghiệp nó rất nguy hại, sau Chịu Báo sinh nơi Ngạ Quỉ, Súc Sanh, Địa Ngục làm cho nhiều kẻ tránh lỗi lầm sát hại mưu sĩ, Bồ Tát vì giúp đỡ phải nói năng nên Bồ Tát lìa các Sở Ngã, Chấp Ngã mà được Tự Tại Vô Ngại Đại Bi Tổng Trì Đà La Ni Tạng.
Đường lối tu Phật duy nhất chỉ có một, nhưng nhiều pháp môn để tu, pháp môn nào cũng hữu dụng cần thiết đưa cho bậc tu hành tỏ ngộ.
Đối với Hạnh Nguyện độ sanh đến rốt ráo thật biết các nghiệp lầm chấp trong vạn chấp, thi hành Hạnh Nguyện đi trong vạn chấp, tỏ biết chẳng có một chấp mà Bồ Tát TRI KIẾN GIẢI THOÁT. Bậc tu mới bước vào ngưỡng cửa ban đầu chưa có chi, đến thời gian tu tập, lại tùy theo sự tín ngưỡng nhiều ít đương nhiên mến đạo chớ chưa có một quyết định gì đáng kể, gọi là THỜI MẾN ĐẠO. Thời mến đạo nầy lấy đạo tràng để an vui, đến một giai đoạn nào đó KHỞI TÍN SAY ĐẠO liền sinh tâm thích thú có quyết định Phát Bồ Đề Tâm Nguyện qua đến HIỂU ĐẠO đi vào HẠNH NGUYỆN ĐỘ SINH để đem sự hiểu nơi mình giúp cho tất cả được hiểu, nhờ đó mà bậc hiểu đạo mới tu đến nơi BIẾT ĐẠO. Bậc ấy có một chí nguyện với Bồ Tát Hạnh đã bước vào giai đoạn Bồ Tát Hạnh đến Bồ Tát Nguyện, gọi là HẠNH NGUYỆN.
HẠNH NGUYỆN là một đường rất sâu rộng bình đẳng, không cứ gì phàm phu hay Thánh Tăng, tùy theo tinh thần cao đẹp hướng thượng, tùy theo Chí Dũng, Giới Định Tuệ, Tứ Nhiếp Pháp và thi hành Lục Ba La để nương theo Hạnh Nguyện cầu Diệu Quả Bồ Đề. Hạnh Nguyện chính là một môn tu, tất cả đều phải tu chớ nên quan niệm: Mình là phàm phu không thể nương theo Hạnh Nguyện của Bồ Tát Hạnh được, quan niệm như thế thật sai biệt đối với tinh thần của Đức Phật mong cho các bậc tu hành đến giác ngộ, mà các bậc tu hành lại sợ sệt không chịu theo vết chân của Bồ Tát thì làm sao thành tựu được?
HẠNH NGUYỆN có một ý nghĩa hết mình cầu đạo, nhất tâm đặt tất cả các công việc ở đời chẳng lấy đó làm quan hệ, chỉ nhận lấy Tròn Nguyện làm đích. Bậc thi hành Hạnh Nguyện đôi khi vì mọi kẻ mà giúp đỡ, đã không được lời Tri Ân mà thường gặp kẻ si mê nói nặng nhục mạ, bậc ấy chẳng hề sinh tâm oán hận. Lại tùy theo nơi chốn, tùy theo giai đoạn cứu giúp tâm không quái ngại, miễn cho có lợi mọi người, cho tròn Hạnh Nguyện làm an vui là đủ.
Hạnh nguyện, bậc đã phát tâm Hạnh Nguyện thì phải lập những HẠNH nào cho cao đẹp thanh nhã như: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi hay nói năng từ tốn đó gọi là PHÁP HẠNH. Còn NGUYỆN làm những gì khó làm thì bậc phát nguyện phải làm. Hoàn cảnh nào khó chịu thì bậc phát nguyện phải làm và phải chịu, tất cả cho chúng sanh, miễn đi trong mục tiêu chánh đáng thề nguyện độ, miễn thi hành Pháp Hạnh cho vẹn toàn, cốt Tứ Nhiếp Pháp Lục Ba La Mật Đa cầu tỏ ngộ làm đích duy nhất nơi Hạnh Nguyện để Tròn Nguyện.
HẠNH NGUYỆN chính là một con đường phải làm, làm cốt rõ biết các cơ cấu nghiệp chủng của Chúng Sanh và biết tận tường nơi bậc Thánh TU CHỨNG, lại biết tất cả sự Kín Nhiệm Như Lai Tạng, giải tỏa MƯỜI ĐIỀU ràng buộc và 62 Kiến Chấp, từ Chánh Báo vì duyên gì? Chịu Báo do nghiệp sao? Đến nơi khéo TRI ĐẠO, khéo THUYẾT ĐẠO mà Trọn thu nhiếp làm chủ trong MƯỜI DANH HIỆU đặng Chánh Giác.
Nói đến Hạnh Nguyện là một lối đi thẩm mỹ, tuyệt mỹ, chư Bồ Tát thảy đều vui trong Hành Nguyện, nên Bồ Tát mới phát nguyện luôn luôn làm Bồ Tát để đưa chúng sanh thành Phật chớ Bồ Tát chẳng chịu làm Phật.
Nên Hạnh Nguyện mà Bồ Tát mới thị hiện, lại vì chúng sanh thường nghi, thường chấp, dễ nghi chấp làm cho chúng sanh thọ khổ, thọ bệnh, thọ sanh tử mà Bồ Tát mới thị hiện, Bồ Tát thi hành vạn Hạnh tùy thuận chúng sanh cứu độ miễn đưa chúng sanh đến Tri Kiến Giải Thoát.
Bồ Tát vì Hạnh Nguyện nên Bồ Tát giả mê để đồng với chúng sanh thi hành Đồng Sự, Đồng Hành để Đồng Nhiếp Độ chúng sanh thoát các nghiệp. Bồ Tát lại sanh hạ trong từng lớp chúng sanh, làm con nhà Tịnh hay Phước Điền để thị hiện hoặc làm con nhà Bất Tịnh Ác Nghiệp để thị hiện, nó chẳng có nơi chốn nhất định trong thời thị hiện.
Nên Phật nói: “Các Ông cũng nên biết, Bồ Tát dù có thị hiện nơi Ác Nghiệp, hoặc có đi trong Nghiệp Ác, hoặc Bồ Tát thi hành Hạnh Nguyện Thuận Nghịch, Tịnh Bất Tịnh chăng cũng không có tội, càng ngày càng tăng Phước Điền Chánh Báo.” Vì sao? Vì Hạnh Nguyện độ sanh, vì Bồ Tát chẳng có Ngã Sở, không vì Bồ Tát mà chỉ vì Chúng Sanh nên Bồ Tát phải làm để cứu giúp cho chúng sanh Bồ Tát mới đi ba Đường ÁC, do đó Bồ Tát không có lấy một ác. Vậy đời nầy hoặc đời sau các bậc tu hành có gặp bậc Thiện Tri Thức chỉ bày tu tập miễn làm sao cho Trí Tuệ tăng trưởng phá được mê chấp, lìa BỐN TƯỚNG Tri Kiến Giải Thoát thôi. Các Ông chớ nên phê phán những sự làm của bậc Thiện Tri Thức, vì phê phán các ông bị LÝ CHƯỚNG đến sự tu cũng Chướng, khó lãnh hội lời chỉ dạy, khó phá bờ ngăn, để viễn thông đắc pháp mà thành tựu vậy.
HẠNH NGUYỆN chính là một sự giúp đỡ, giải bày thuyết diễn nơi LÝ đến SỰ, đương thời nếu bậc tu quan niệm mình là phàm phu, nhưng có ngờ đâu bậc tu ấy đã từng giúp đỡ cho người trong khi nghèo ngặt, cũng đã từng mang tiếng không hay trong lúc giúp người, chính mình không cầu lợi. Đó là mình đã có một niệm chân chánh thi hành Bồ Tát Hạnh để phát sinh khởi tín thù thắng Hạnh Nguyện.
HẠNH NGUYỆN là con đường tu hành, mình vừa Tự Giác giúp cho tất cả đến Tự Giác. Khi bậc Hạnh Nguyện nhìn thấy kẻ bủn sẻn bậc ấy Bố Thí để cho kẻ kia khởi tâm rộng rãi. Lúc bậc Hạnh Nguyện quan sát biết kẻ Độc Ác, bậc Hạnh Nguyện tỏ ra Đại Bi Hỷ Xả làm cho độc ác hồi hướng Bồ Đề. Khi biết rõ kẻ kia lời nói không chân thật, hai lưỡi, điêu ngoa vặc mắc, bậc Hạnh Nguyện thân cận nói năng chơn chất, vui giúp cho mọi người làm cho kẻ kia hổ thẹn cổi giải tâm cầu Chánh Giác.
HẠNH NGUYỆN giúp bậc tu hành không có Ngã, Sở Ngã, vào Bình Đẳng Tánh Trí, biết tận tường tỉ mỉ Diệu Quang Sát Trí thấu nguồn gốc Sanh Tử. Bởi lầm mê Pháp Chấp vương mắc nơi ích kỷ. Chẳng tự lợi tha lợi cho mình và tất cả, hạnh nguyện là một bước tiến trong con đường Giải Thoát vì vậy không lập Hạnh Nguyện chẳng bao giờ Chánh Giác, không làm Hạnh Nguyện chưa bao giờ Bình Đẳng dung thông. Bậc tu chẳng hạnh nguyện chính là bậc ÍCH KỶ, bậc CHỒI KHÔ MỘNG LÉP, bậc đã đem Phật Đạo đặt vào lỗ chân trâu cũng là một lối tiêu cực của vạn lối tiêu cực đen tối.
Bậc tu hành nương theo Hạnh Nguyện là bậc đã cùng Chư Bồ Tát từ vạn xưa quá khứ nguyện. Bậc khởi tâm phát Hạnh Nguyện là bậc đã chiêm ngưỡng lễ bái vạn Phật đồng hướng Bồ Đề Tâm nguyện. Bậc khen tặng cung kính các Tăng Ni trên đường Hạnh Nguyện đó là bậc chân thành cúng dường Tam Thế Phật. Hạnh Nguyện là con đường duy nhất chung gồm TỨ THỪA CHÁNH GIÁC./-
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN