GIÁO LÝ
TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
- 1. TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 2. VÔ THƯỜNG
- 3. VÔ NGÃ
- 4. NHÂN DUYÊN
- 5. NHÂN DUYÊN SANH
- 6. DUYÊN KHỞI
- 7. KHỞI TÍN
- 8. HẠNH NGUYỆN
- 9. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 10. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 11. PHỔ CHIẾU NHƯ LAI
- 12. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 13. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP Một Lý Mục Giải về Vũ Trụ và Nhân Sinh
- 14. TÂM PHÁP BẤT NHỊ
- 15. PHÁP TÁNH
- 16. CHÁNH TÍN
- 17. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 18. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 19. CÁC PHÁP
- 20. PHI NHÂN DUYÊN
- 21. CHÁNH BÁO
PHỔ CHIẾU NHƯ LAI vốn trùm khắp bất nhị, tất cả chỉ nương nhờ Như Lai đặng đồng Thể Tánh NGHE-THẤY-BIẾT tạm gọi là Bổn Lai hay gọi là Phật Tánh của Thiện Căn. Khi chưa nhiễm thì chung với nhiên nhiên một thể cách suốt thông, đồng phổ chiếu tròn khắp mười phương, không khác mấy Chư Phật.
Khi trót mê lầm, nó lần lần ngăn ngại so tính đo lường năng phân bị biệt tự nó nhận là VÔ MINH. Lúc theo vô minh thời Phổ Chiếu kia in tuồng mập mờ tối sáng, đóng mở không chừng trở thành tương đối, chịu trong tương đối, đòi hỏi khát khao nên có MA TÁNH, từ Ma Tánh sống trong khát vọng trở thành THAM-SÂN-SI, tham-sân-si là vọng đảo, nên chi còn vọng tức còn tham gọi là THAM VỌNG.
Nơi tham vọng đòi hỏi theo ý muốn gọi là TÂM THỨC, từ tâm thức than phiền chạy vạy phân biệt trong tư tưởng chấp nhận gọi là NGHIỆP, nơi nghiệp thời có nặng có nhẹ, chỉ vì nặng nhẹ xuống lên mà có Chánh Báo cùng Chịu Báo nơi sanh tử luân hồi không ngừng nghỉ.
Khi đã bị Nghiệp liền có giới hạn của nghiệp để mà có nghiệp. Lúc có nghiệp liền có nơi ĐỒNG NGHIỆP chung chịu và BIỆT NGHIỆP riêng chịu. Vì lẽ ấy trở thành BA CÕI và SÁU ĐƯỜNG khép khuôn chịu làm CHÚNG SANH GIỚI HẠN, sống trong Ba Cõi Sáu Đường: THIÊN, NHÂN, A TU LA, SÚC SANH, NGẠ QUỈ, ĐỊA NGỤC ngăn cách nhau, không thể nhìn nhận Nghe-Thấy-Biết với nhau, mỗi cảnh giới hưởng một thể chế khác biệt nhau, nhưng đồng Nghe-Thấy- Biết với nhau không khác.
Có một điểm đặc biệt nên chú ý: Đối với PHỔ CHIẾU NHƯ LAI vẫn như nhiên bất biến không sai khác, tựa như mặt trời soi trên quả đất nên Phổ Chiếu Như Lai soi khắp trong Ba Cõi Sáu Đường, nhờ đó mà trong Ba Cõi Sáu Đường có bậc tu hành Tín Tâm mong cầu Tri Kiến Giải Thoát vẫn đặng như sở nguyện.
Chẳng phải cõi Thiên tu được mà cõi Nhân tu không được. Hoặc cõi Nhân tu được mà Ngạ Quỉ, Súc Sanh hay Địa Ngục tu không được, bậc nào ở cõi nào hoặc giai cấp nào miễn có tín tâm thảy đều tu đặng tất cả.
Nếu bậc tín tâm cầu Tri Kiến Giải Thoát ở một cõi nào bất luận, khi Giác Ngộ liền thông cảm sự Nghe-Thấy-Biết viên thông trong Tam Thế trùm khắp Ba Cõi Sáu Đường, đối với bậc ấy không còn ngăn cách, vì sao? Vì đồng hưởng PHỔ CHIẾU NHƯ LAI, chỉ tròn Bổn Nguyện liền thành tựu làm NHƯ LAI PHỔ CHIẾU.
Còn các kẻ mê lầm phải bị trong thể chế chúng sanh nơi đồng nghiệp và biệt nghiệp, sự Nghe-Thấy-Biết cảnh giới nào thì dùng nơi đồng Thấy, đồng Nghe-Biết viên dung như bậc Giác Ngộ. Bậc MÊ và GIÁC hai trạng thái nơi Nghe-Thấy-Biết khác biệt nhau. Nhưng bậc Giác biết kẻ Mê, chớ không thể nào kẻ Mê biết đặng bậc Giác. Cũng như: Bậc ở trong tối đã bước ra được nơi sáng liền biết nơi tối, chớ ở tối chưa ra được sáng thì không bao giờ biết đặng nơi sáng.
– Bậc GIÁC Nghe: Nghe không sai lạc, trùm khắp viên dung bất nhị thực thể, nên chẳng có chỗ nghi.
– Kẻ MÊ Nghe: Không ngoài THINH (tiếng) vì Ma Tánh Vô Minh làm chủ, che lấp mê mờ nên cái Nghe kia bị Nghe, vì vậy nên nghi ngờ bởi chưa tỏ rõ.
– Bậc GIÁC Thấy: Thấy Nhất Tướng tỏ rõ, Chân Tướng trùm khắp không thiếu sót, nên không còn chốn phân biệt.
– Kẻ MÊ Thấy: Không ngoài SẮC, vì Ma Tánh Vô Minh nó làm chủ che ngăn mê mờ, nên cái Thấy Bị Thấy không ngoài Sắc Pháp của diệt sanh nơi sanh diệt, Đồng nghiệp mới thấy còn Biệt nghiệp thì không thấy, do đó cái thấy vẫn còn hoài mong cho được Thấy.
– Bậc GIÁC Biết: Trùm khắp viên dung tận tường tỉ mỉ tự tại vô ngại Tổng Trì Đà La Ni Tạng, không biên giới, nhưng chẳng sai biệt, thật biết, biết hơn thế nữa, cái biết Bất Nhị, không còn lấy một nghi.
– Kẻ MÊ Biết: Không ngoài XÚC PHÁP, (cho biết) vì Ma Tánh Vô Minh làm chủ, che lấp mê mờ nên cái biết có bờ ngăn trở thành Bị Biết, do đó cái Biết trở nên CÓ CHO MỚI BIẾT, CHƯA CHO CHƯA BIẾT. Biết nơi Lý Luận để biết, biết trong học hỏi đặng biết, biết không ngoài SẮC PHÁP đụng chạm nhắc nhở mà Biết, bằng chẳng vậy thời không biết.
Nếu không MÊ gọi là GIÁC NGỘ. Trăm nghiệp vạn thức Đồng nghiệp hay Biệt nghiệp duy chỉ có MÊ và GIÁC NGỘ, hưởng đặng PHỔ CHIẾU NHƯ LAI hay chưa hưởng được Phổ Chiếu Như Lai duy chỉ có MÊ cùng GIÁC NGỘ. Chỉ vì Nghiệp mà có Tham Sân Si vì tham-sân-si mà trở thành Vô Minh vọng đảo, có vọng đảo chỉ sống trong TẠNG THỨC phân chia che mờ Phật Tánh làm lấp Phổ Chiếu Như Lai, nên có Khôn Dại, Tối Sáng mà sự NGHE-THẤY-BIẾT phải ở trong vòng Chúng Sanh Giới Hạn.
Đối với Phật biết rõ PHỔ CHIẾU NHƯ LAI vốn không có nhiễm soi khắp mười phương, tựa như mặt trời soi trái đất, nhưng tất cả ở dưới quả đất nhìn lên mặt trời ngỡ rằng mây che mặt trời lầm chấp như thế, chớ thật ra mặt trời nào bị mây che, nên đứng trong trạng thái lầm mê nghe qua Phật pháp khó hiểu, khó nhận để đặng tỏ biết, khi bậc tu cố gắng phá Vô Minh giải những điểm lầm nhận đoạn trên đã nói đến Giác Ngộ thời mới biết Nghe Thấy không lầm mà trọn giác.
Đứng nơi Bổn Lập NGHE-THẤY-BIẾT của kẻ mê, bậc Giác mà phân tách để đôi bên thông cảm hiểu biết nhau, thật là cả một vấn đề khó khăn vì bị mâu thuẫn xa khác với nhau muôn trùng vạn biệt. Do đó chư Bồ Tát muốn độ chúng sanh thời phải dùng sự TÍN TÂM để làm một đường giây dìu dắt tu hành đến TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
Con đường TRI KIẾN chính là mục tiêu đem đến nơi hộp hóa Nghe-Thấy-Biết đồng song đặng thọ hưởng PHỔ CHIẾU NHƯ LAI tu hành rốt ráo, chẳng còn một sai biệt đến TỰ GIÁC hoàn toàn gọi là NHƯ LAI PHỔ CHIẾU, lúc bấy giờ chẳng còn TẠNG THỨC, đó chính là một yếu tố Giải Thoát Môn vậy.
PHỔ CHIẾU NHƯ LAI, khi công dụng Như Lai Tạng nơi Tạng ấy đã có đôi phần giảm của Phổ Chiếu Như Lai. Cũng như tôi đem tập GIÁO LÝ trên con đường Giải Thoát biện phân ra đây thời nó vẫn giảm nơi Giải Thoát vài phần. Nhưng dù sao bậc tu hành cầu Tri Kiến Giải Thoát đem trí tuệ soi biết trong Bốn Bậc đều có bốn nơi THẤY khác nhau, may ra nhờ vậy mà giúp cho bậc Tín Tâm được toại nguyện.
• Từ Thể Tánh NHƯ LAI PHỔ CHIẾU thời THẤY của Như Lai đều Bình Đẳng Bất Nhị.
• Từ Thể Tánh nơi Phật THẤY thì thấy của Phật toàn là Bồ Tát Hạnh Nguyện để thành Phật, chớ không có Nghiệp.
• Từ nơi Tánh của Bồ Tát, thời THẤY thề nguyện độ trên LỤC ĐẠO, cho chúng sanh thoát LỤC ĐẠO.
• Từ Chúng Sanh Tánh thì cái THẤY của chúng sanh toàn là hoàn cảnh vay trả, trả vay của Nghiệp Thức, nên đứng nơi vạn lối Thuận Nghịch tương tranh, tương đối thọ pháp, nó cứ mỗi một hoàn cảnh của mỗi giai cấp liền có cái thấy của hoàn cảnh giai cấp đó. Mỗi một thế hệ của mỗi nước thì nó liền thấy trong thế hệ của nước đó. Lại có mỗi trình độ mỗi mê chấp, mỗi Dị Biệt Nam Nữ đều có mỗi cái thấy, vì vậy trở nên cái thấy sai biệt mà cuồng tín vọng loạn mù quáng. Thành thử chúng sanh tánh phải chịu lấy cái Thấy ban cho mới đặng Thấy nên nó không ngoài SẮC PHÁP, đến cái Nghe đồng với cái Biết thảy đều bị ban cho nó không ngoài THINH và XÚC PHÁP, nên chi có học mới có Biết, có tiếng động mới có Nghe, gọi là Bị NGHE-THẤY-BIẾT chớ chẳng Được NGHE-THẤY-BIẾT như Chư Bồ Tát cùng Chư Phật.
Ngày nay bậc tu hành nên áp dụng thù thắng tâm để lướt qua các nghiệp cản của nơi Nghe-Thấy-Biết bị che lấp bởi Vô Minh để đem TỰ GIÁC trở lại, trên con đường tu tập cần nhất là TỰ GIÁC. Tự Giác đó chính là pháp Vô Lậu, còn Bị Giác là Hữu Lậu. Nơi vô lậu là một con đường giải tỏa VÔ SANH, đem bậc tu hành thừa hưởng PHỔ CHIẾU NHƯ LAI viên thông trùm khắp, thoát khỏi vòng đai Bị Biết, Bị Nghe, Bị Thấy. Đó chính là con đường BỒ TÁT HẠNH phải làm, nay bậc tu đang làm, cốt giải phá mê chấp. Từ cái Bị Giác, sau khi qua các Sắc Pháp có nghĩa là Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc Pháp, Danh Vọng Danh Nghĩa tâm chẳng say đắm, gọi là chẳng vướng mắc trong Ngũ Dục trong Hư Vị thân tâm thư thới lấy Hạnh Nguyện an vui, đó chính là con đường Tri Kiến Giải Thoát. Bằng bậc tu hành dụng SÁT để độ, dụng DÂM để hóa độ, dùng ĐẠO TẶC để cho mình hóa độ ba đường ÁC (thì vô tình hoặc cố ý phải bị chìm đắm trong ba đường ÁC), không thể nào thoát trần lao, đó chính là đồng chủng MA TÁNH, vì vậy mà Phật nói trong kinh THỦ LĂNG NGHIÊM để nhắc chư Bồ Tát cùng những bậc tín tâm nên tránh như sau:
Phật nói: A Nan sau khi Ta nhập diệt độ rồi, Ông nên thuyết cho chúng sanh lìa bỏ nghiệp Sát, nếu trong Sáu Đường mà tâm chẳng sát thì chẳng bao giờ nghiệp Sanh Tử lôi kéo mãi đó là nguồn gốc thoát trần lao.
Ngược lại, nếu Tâm Sát Sanh không trừ đặng trần lao chẳng ra khỏi hỏa sát. Dầu cho Trí Tuệ Thiền Định hiện tiền mà không đoạn thì tất phải đọa vào Thần Đạo.
– Nầy A Nan, vì sao Nhiếp Tâm gọi là Giới? Nếu tất cả chúng sanh trong sáu đường, Tâm không Sát Đạo Dâm hay lìa tất cả Sát Đạo Dâm thì không bao giờ bị Nghiệp lôi kéo, nó cũng là thoát Trần Lao. Nếu nơi Tâm không nhiếp đặng để mặc nó đi nơi Sát Đạo Dâm chẳng tiêu trừ thì Trần Lao không ra khỏi. Dầu cho Trí Tuệ Thiền Định mà chẳng đoạn Sát Đạo Dâm tất đọa vào Thần Đạo cùng Ma Đạo.
Những loài Ma Đạo ấy nó có đồ chúng, tất cả đều cao cống, nó cũng tự xưng mình là VÔ THƯỢNG. Sau khi ta diệt độ đến thời Mạt Pháp có nhiều hạng Ma, nhưng chúng chia ra làm Ba Phẩm: Thượng Phẩm là Ma Vương, Trung Phẩm là Ma Dân, Hạ Phẩm là Ma Nữ, hiện hành nơi thế gian làm sự Sát Đạo Dâm ô nhiễm, lại tự xưng là Thiện Tri Thức, khiến cho chúng sanh lầm vào nơi tà kiến mà tu lầm lạc mất Đạo Bồ Đề.
Vậy người dạy tu Chánh Định, trước phải đoạn trừ Sát đến Đạo Tặc và Dâm Dục, đó chính lời Minh Huấn Thanh Tịnh từ xưa đến nay. Nghĩa thứ nhất của các Đức Phật Thế Tôn vậy. A Nan nên biết, nếu kẻ tu Thiền Định nhưng chẳng đoạn trừ Sát Đạo Dâm cũng như kẻ nấu sạn đá muốn trở thành cơm, dù có ngàn kiếp cũng chỉ là sạn nóng, chẳng bao giờ gọi là cơm. Tại sao vậy? Vì sạn đá không có gốc của cơm. Nếu lấy Sát Đạo Tham Dâm mà cầu Diệu Quả dầu có đặng tỏ ngộ, cũng tỏ ngộ nơi căn Sát Đạo Tham Dâm, vì sao? Vì bổn căn là Sát Đạo Tham Dâm tất trôi theo ba đường khổ lụy chớ chẳng bao giờ giải thoát cực quả Như Lai. Do đường nào mà Tu Chứng? Vậy làm thế nào cái máy Sát Đạo Tham Dâm của Thanh Dâm và máy của Thanh Tâm đều dứt mới mong hy vọng đến Tánh cũng dứt mà được Diệu Quả Bồ Đề của Phật. "Nếu đời sau thuyết pháp nói như TA vậy mới gọi là: LỜI NÓI CỦA PHẬT, bằng chẳng vậy gọi là Giả Thuyết, tức là lời nói của MA BA TUẦN.”
Trong bài nầy các bậc tu hành nên cổi giải khỏi chìm đắm làm cho Thân Tâm tiêu giảm các căn nghiệp để trí tuệ đến gần PHỔ CHIẾU NHƯ LAI. Từ phàm phu đi ngược trở lên Bồ Tát Nguyện, từ Bồ Tát cầu Diệu Quả đặng thành Phật, từ Phật làm tròn Bổn Nguyện rốt ráo đoạt đến NHƯ LAI PHỔ CHIẾU, đó chính là Pháp Môn Bất Nhị không dư thiếu vậy./-
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Khi trót mê lầm, nó lần lần ngăn ngại so tính đo lường năng phân bị biệt tự nó nhận là VÔ MINH. Lúc theo vô minh thời Phổ Chiếu kia in tuồng mập mờ tối sáng, đóng mở không chừng trở thành tương đối, chịu trong tương đối, đòi hỏi khát khao nên có MA TÁNH, từ Ma Tánh sống trong khát vọng trở thành THAM-SÂN-SI, tham-sân-si là vọng đảo, nên chi còn vọng tức còn tham gọi là THAM VỌNG.
Nơi tham vọng đòi hỏi theo ý muốn gọi là TÂM THỨC, từ tâm thức than phiền chạy vạy phân biệt trong tư tưởng chấp nhận gọi là NGHIỆP, nơi nghiệp thời có nặng có nhẹ, chỉ vì nặng nhẹ xuống lên mà có Chánh Báo cùng Chịu Báo nơi sanh tử luân hồi không ngừng nghỉ.
Khi đã bị Nghiệp liền có giới hạn của nghiệp để mà có nghiệp. Lúc có nghiệp liền có nơi ĐỒNG NGHIỆP chung chịu và BIỆT NGHIỆP riêng chịu. Vì lẽ ấy trở thành BA CÕI và SÁU ĐƯỜNG khép khuôn chịu làm CHÚNG SANH GIỚI HẠN, sống trong Ba Cõi Sáu Đường: THIÊN, NHÂN, A TU LA, SÚC SANH, NGẠ QUỈ, ĐỊA NGỤC ngăn cách nhau, không thể nhìn nhận Nghe-Thấy-Biết với nhau, mỗi cảnh giới hưởng một thể chế khác biệt nhau, nhưng đồng Nghe-Thấy- Biết với nhau không khác.
Có một điểm đặc biệt nên chú ý: Đối với PHỔ CHIẾU NHƯ LAI vẫn như nhiên bất biến không sai khác, tựa như mặt trời soi trên quả đất nên Phổ Chiếu Như Lai soi khắp trong Ba Cõi Sáu Đường, nhờ đó mà trong Ba Cõi Sáu Đường có bậc tu hành Tín Tâm mong cầu Tri Kiến Giải Thoát vẫn đặng như sở nguyện.
Chẳng phải cõi Thiên tu được mà cõi Nhân tu không được. Hoặc cõi Nhân tu được mà Ngạ Quỉ, Súc Sanh hay Địa Ngục tu không được, bậc nào ở cõi nào hoặc giai cấp nào miễn có tín tâm thảy đều tu đặng tất cả.
Nếu bậc tín tâm cầu Tri Kiến Giải Thoát ở một cõi nào bất luận, khi Giác Ngộ liền thông cảm sự Nghe-Thấy-Biết viên thông trong Tam Thế trùm khắp Ba Cõi Sáu Đường, đối với bậc ấy không còn ngăn cách, vì sao? Vì đồng hưởng PHỔ CHIẾU NHƯ LAI, chỉ tròn Bổn Nguyện liền thành tựu làm NHƯ LAI PHỔ CHIẾU.
Còn các kẻ mê lầm phải bị trong thể chế chúng sanh nơi đồng nghiệp và biệt nghiệp, sự Nghe-Thấy-Biết cảnh giới nào thì dùng nơi đồng Thấy, đồng Nghe-Biết viên dung như bậc Giác Ngộ. Bậc MÊ và GIÁC hai trạng thái nơi Nghe-Thấy-Biết khác biệt nhau. Nhưng bậc Giác biết kẻ Mê, chớ không thể nào kẻ Mê biết đặng bậc Giác. Cũng như: Bậc ở trong tối đã bước ra được nơi sáng liền biết nơi tối, chớ ở tối chưa ra được sáng thì không bao giờ biết đặng nơi sáng.
– Bậc GIÁC Nghe: Nghe không sai lạc, trùm khắp viên dung bất nhị thực thể, nên chẳng có chỗ nghi.
– Kẻ MÊ Nghe: Không ngoài THINH (tiếng) vì Ma Tánh Vô Minh làm chủ, che lấp mê mờ nên cái Nghe kia bị Nghe, vì vậy nên nghi ngờ bởi chưa tỏ rõ.
– Bậc GIÁC Thấy: Thấy Nhất Tướng tỏ rõ, Chân Tướng trùm khắp không thiếu sót, nên không còn chốn phân biệt.
– Kẻ MÊ Thấy: Không ngoài SẮC, vì Ma Tánh Vô Minh nó làm chủ che ngăn mê mờ, nên cái Thấy Bị Thấy không ngoài Sắc Pháp của diệt sanh nơi sanh diệt, Đồng nghiệp mới thấy còn Biệt nghiệp thì không thấy, do đó cái thấy vẫn còn hoài mong cho được Thấy.
– Bậc GIÁC Biết: Trùm khắp viên dung tận tường tỉ mỉ tự tại vô ngại Tổng Trì Đà La Ni Tạng, không biên giới, nhưng chẳng sai biệt, thật biết, biết hơn thế nữa, cái biết Bất Nhị, không còn lấy một nghi.
– Kẻ MÊ Biết: Không ngoài XÚC PHÁP, (cho biết) vì Ma Tánh Vô Minh làm chủ, che lấp mê mờ nên cái biết có bờ ngăn trở thành Bị Biết, do đó cái Biết trở nên CÓ CHO MỚI BIẾT, CHƯA CHO CHƯA BIẾT. Biết nơi Lý Luận để biết, biết trong học hỏi đặng biết, biết không ngoài SẮC PHÁP đụng chạm nhắc nhở mà Biết, bằng chẳng vậy thời không biết.
Nếu không MÊ gọi là GIÁC NGỘ. Trăm nghiệp vạn thức Đồng nghiệp hay Biệt nghiệp duy chỉ có MÊ và GIÁC NGỘ, hưởng đặng PHỔ CHIẾU NHƯ LAI hay chưa hưởng được Phổ Chiếu Như Lai duy chỉ có MÊ cùng GIÁC NGỘ. Chỉ vì Nghiệp mà có Tham Sân Si vì tham-sân-si mà trở thành Vô Minh vọng đảo, có vọng đảo chỉ sống trong TẠNG THỨC phân chia che mờ Phật Tánh làm lấp Phổ Chiếu Như Lai, nên có Khôn Dại, Tối Sáng mà sự NGHE-THẤY-BIẾT phải ở trong vòng Chúng Sanh Giới Hạn.
Đối với Phật biết rõ PHỔ CHIẾU NHƯ LAI vốn không có nhiễm soi khắp mười phương, tựa như mặt trời soi trái đất, nhưng tất cả ở dưới quả đất nhìn lên mặt trời ngỡ rằng mây che mặt trời lầm chấp như thế, chớ thật ra mặt trời nào bị mây che, nên đứng trong trạng thái lầm mê nghe qua Phật pháp khó hiểu, khó nhận để đặng tỏ biết, khi bậc tu cố gắng phá Vô Minh giải những điểm lầm nhận đoạn trên đã nói đến Giác Ngộ thời mới biết Nghe Thấy không lầm mà trọn giác.
Đứng nơi Bổn Lập NGHE-THẤY-BIẾT của kẻ mê, bậc Giác mà phân tách để đôi bên thông cảm hiểu biết nhau, thật là cả một vấn đề khó khăn vì bị mâu thuẫn xa khác với nhau muôn trùng vạn biệt. Do đó chư Bồ Tát muốn độ chúng sanh thời phải dùng sự TÍN TÂM để làm một đường giây dìu dắt tu hành đến TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
Con đường TRI KIẾN chính là mục tiêu đem đến nơi hộp hóa Nghe-Thấy-Biết đồng song đặng thọ hưởng PHỔ CHIẾU NHƯ LAI tu hành rốt ráo, chẳng còn một sai biệt đến TỰ GIÁC hoàn toàn gọi là NHƯ LAI PHỔ CHIẾU, lúc bấy giờ chẳng còn TẠNG THỨC, đó chính là một yếu tố Giải Thoát Môn vậy.
PHỔ CHIẾU NHƯ LAI, khi công dụng Như Lai Tạng nơi Tạng ấy đã có đôi phần giảm của Phổ Chiếu Như Lai. Cũng như tôi đem tập GIÁO LÝ trên con đường Giải Thoát biện phân ra đây thời nó vẫn giảm nơi Giải Thoát vài phần. Nhưng dù sao bậc tu hành cầu Tri Kiến Giải Thoát đem trí tuệ soi biết trong Bốn Bậc đều có bốn nơi THẤY khác nhau, may ra nhờ vậy mà giúp cho bậc Tín Tâm được toại nguyện.
• Từ Thể Tánh NHƯ LAI PHỔ CHIẾU thời THẤY của Như Lai đều Bình Đẳng Bất Nhị.
• Từ Thể Tánh nơi Phật THẤY thì thấy của Phật toàn là Bồ Tát Hạnh Nguyện để thành Phật, chớ không có Nghiệp.
• Từ nơi Tánh của Bồ Tát, thời THẤY thề nguyện độ trên LỤC ĐẠO, cho chúng sanh thoát LỤC ĐẠO.
• Từ Chúng Sanh Tánh thì cái THẤY của chúng sanh toàn là hoàn cảnh vay trả, trả vay của Nghiệp Thức, nên đứng nơi vạn lối Thuận Nghịch tương tranh, tương đối thọ pháp, nó cứ mỗi một hoàn cảnh của mỗi giai cấp liền có cái thấy của hoàn cảnh giai cấp đó. Mỗi một thế hệ của mỗi nước thì nó liền thấy trong thế hệ của nước đó. Lại có mỗi trình độ mỗi mê chấp, mỗi Dị Biệt Nam Nữ đều có mỗi cái thấy, vì vậy trở nên cái thấy sai biệt mà cuồng tín vọng loạn mù quáng. Thành thử chúng sanh tánh phải chịu lấy cái Thấy ban cho mới đặng Thấy nên nó không ngoài SẮC PHÁP, đến cái Nghe đồng với cái Biết thảy đều bị ban cho nó không ngoài THINH và XÚC PHÁP, nên chi có học mới có Biết, có tiếng động mới có Nghe, gọi là Bị NGHE-THẤY-BIẾT chớ chẳng Được NGHE-THẤY-BIẾT như Chư Bồ Tát cùng Chư Phật.
Ngày nay bậc tu hành nên áp dụng thù thắng tâm để lướt qua các nghiệp cản của nơi Nghe-Thấy-Biết bị che lấp bởi Vô Minh để đem TỰ GIÁC trở lại, trên con đường tu tập cần nhất là TỰ GIÁC. Tự Giác đó chính là pháp Vô Lậu, còn Bị Giác là Hữu Lậu. Nơi vô lậu là một con đường giải tỏa VÔ SANH, đem bậc tu hành thừa hưởng PHỔ CHIẾU NHƯ LAI viên thông trùm khắp, thoát khỏi vòng đai Bị Biết, Bị Nghe, Bị Thấy. Đó chính là con đường BỒ TÁT HẠNH phải làm, nay bậc tu đang làm, cốt giải phá mê chấp. Từ cái Bị Giác, sau khi qua các Sắc Pháp có nghĩa là Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc Pháp, Danh Vọng Danh Nghĩa tâm chẳng say đắm, gọi là chẳng vướng mắc trong Ngũ Dục trong Hư Vị thân tâm thư thới lấy Hạnh Nguyện an vui, đó chính là con đường Tri Kiến Giải Thoát. Bằng bậc tu hành dụng SÁT để độ, dụng DÂM để hóa độ, dùng ĐẠO TẶC để cho mình hóa độ ba đường ÁC (thì vô tình hoặc cố ý phải bị chìm đắm trong ba đường ÁC), không thể nào thoát trần lao, đó chính là đồng chủng MA TÁNH, vì vậy mà Phật nói trong kinh THỦ LĂNG NGHIÊM để nhắc chư Bồ Tát cùng những bậc tín tâm nên tránh như sau:
Phật nói: A Nan sau khi Ta nhập diệt độ rồi, Ông nên thuyết cho chúng sanh lìa bỏ nghiệp Sát, nếu trong Sáu Đường mà tâm chẳng sát thì chẳng bao giờ nghiệp Sanh Tử lôi kéo mãi đó là nguồn gốc thoát trần lao.
Ngược lại, nếu Tâm Sát Sanh không trừ đặng trần lao chẳng ra khỏi hỏa sát. Dầu cho Trí Tuệ Thiền Định hiện tiền mà không đoạn thì tất phải đọa vào Thần Đạo.
– Nầy A Nan, vì sao Nhiếp Tâm gọi là Giới? Nếu tất cả chúng sanh trong sáu đường, Tâm không Sát Đạo Dâm hay lìa tất cả Sát Đạo Dâm thì không bao giờ bị Nghiệp lôi kéo, nó cũng là thoát Trần Lao. Nếu nơi Tâm không nhiếp đặng để mặc nó đi nơi Sát Đạo Dâm chẳng tiêu trừ thì Trần Lao không ra khỏi. Dầu cho Trí Tuệ Thiền Định mà chẳng đoạn Sát Đạo Dâm tất đọa vào Thần Đạo cùng Ma Đạo.
Những loài Ma Đạo ấy nó có đồ chúng, tất cả đều cao cống, nó cũng tự xưng mình là VÔ THƯỢNG. Sau khi ta diệt độ đến thời Mạt Pháp có nhiều hạng Ma, nhưng chúng chia ra làm Ba Phẩm: Thượng Phẩm là Ma Vương, Trung Phẩm là Ma Dân, Hạ Phẩm là Ma Nữ, hiện hành nơi thế gian làm sự Sát Đạo Dâm ô nhiễm, lại tự xưng là Thiện Tri Thức, khiến cho chúng sanh lầm vào nơi tà kiến mà tu lầm lạc mất Đạo Bồ Đề.
Vậy người dạy tu Chánh Định, trước phải đoạn trừ Sát đến Đạo Tặc và Dâm Dục, đó chính lời Minh Huấn Thanh Tịnh từ xưa đến nay. Nghĩa thứ nhất của các Đức Phật Thế Tôn vậy. A Nan nên biết, nếu kẻ tu Thiền Định nhưng chẳng đoạn trừ Sát Đạo Dâm cũng như kẻ nấu sạn đá muốn trở thành cơm, dù có ngàn kiếp cũng chỉ là sạn nóng, chẳng bao giờ gọi là cơm. Tại sao vậy? Vì sạn đá không có gốc của cơm. Nếu lấy Sát Đạo Tham Dâm mà cầu Diệu Quả dầu có đặng tỏ ngộ, cũng tỏ ngộ nơi căn Sát Đạo Tham Dâm, vì sao? Vì bổn căn là Sát Đạo Tham Dâm tất trôi theo ba đường khổ lụy chớ chẳng bao giờ giải thoát cực quả Như Lai. Do đường nào mà Tu Chứng? Vậy làm thế nào cái máy Sát Đạo Tham Dâm của Thanh Dâm và máy của Thanh Tâm đều dứt mới mong hy vọng đến Tánh cũng dứt mà được Diệu Quả Bồ Đề của Phật. "Nếu đời sau thuyết pháp nói như TA vậy mới gọi là: LỜI NÓI CỦA PHẬT, bằng chẳng vậy gọi là Giả Thuyết, tức là lời nói của MA BA TUẦN.”
Trong bài nầy các bậc tu hành nên cổi giải khỏi chìm đắm làm cho Thân Tâm tiêu giảm các căn nghiệp để trí tuệ đến gần PHỔ CHIẾU NHƯ LAI. Từ phàm phu đi ngược trở lên Bồ Tát Nguyện, từ Bồ Tát cầu Diệu Quả đặng thành Phật, từ Phật làm tròn Bổn Nguyện rốt ráo đoạt đến NHƯ LAI PHỔ CHIẾU, đó chính là Pháp Môn Bất Nhị không dư thiếu vậy./-
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN