GIÁO LÝ
TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
- 1. TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 2. VÔ THƯỜNG
- 3. VÔ NGÃ
- 4. NHÂN DUYÊN
- 5. NHÂN DUYÊN SANH
- 6. DUYÊN KHỞI
- 7. KHỞI TÍN
- 8. HẠNH NGUYỆN
- 9. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 10. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 11. PHỔ CHIẾU NHƯ LAI
- 12. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 13. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP Một Lý Mục Giải về Vũ Trụ và Nhân Sinh
- 14. TÂM PHÁP BẤT NHỊ
- 15. PHÁP TÁNH
- 16. CHÁNH TÍN
- 17. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 18. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 19. CÁC PHÁP
- 20. PHI NHÂN DUYÊN
- 21. CHÁNH BÁO
PHI NHÂN DUYÊN là một pháp mà Chư Bồ Tát cùng bậc Chánh Giác đã thấu tỏ. Các bậc ấy từng thâm nhập PHI TỨC và TỨC PHI không lầm lấy một Pháp, nên vô ngại tự tại Thân Tâm Viên Tịch ra vào Viên Giác. Bởi vậy nên tất cả việc làm cùng với cử chỉ đều vì Hạnh Nguyện Độ Sanh.
Lúc vì Bổn Nguyện nên Chư Bồ Tát Chơn Giác vẫn đồng nương theo Nhân Duyên Pháp, lại thường nói pháp Nhân Duyên làm cho chúng sanh không nhàm chán Đạo Tràng mà rời bỏ trên con đường tu Phật. Trong một thời gian đầy sự hiểu biết, tánh tình bình dị, nói năng thuần túy, tâm rỗng rang, lại ý chí kiên dũng đầy đủ Đức Tin con đường Tri Kiến Giải Thoát, trong khi ấy các nghiệp đảo vọng lần lần tiêu giảm, chư Chánh Giác tùy thuận theo đó mà nói pháp Phi Nhân Duyên để chúng sanh tự tỏ phá chấp Nhân Duyên Pháp. Đó chính là một phương tiện làm cho chúng sanh chẳng chấp pháp mà rõ biết sự tu hành là một phương tiện cứu cánh giải thoát, chớ chẳng phải tu để mà mắc trong nghiệp tu.
Do đường lối chỉ bày khéo của bậc Tri Đạo và khéo Thuyết Đạo, nên từ mê lầm tu đến Không lầm, từ chấp pháp Nhân Duyên tu đến Phi Nhân Duyên cũng không, biết thấu Phi Tức liền lạc sự Tức Phi hoàn toàn không tập khởi mà vào Chơn Giác.
Sau đây Phẩm Phương Tiện vì tình thương Duy Nhất vì Hành Nguyện Độ Sanh của Chư Bồ Tát và Chư Phật, phơi bày tất cả sự Phi Tức cùng Tức Phi, Nhân Duyên hay Phi Nhân Duyên trong các pháp, vì sự lầm mê đảo loạn mà tùy thuận nương chìu để diễm nói làm cho chúng sanh tu hành đặng Chơn Giác, chớ thật ra Chư Bồ Tát cùng Chánh Giác chẳng có chi gọi là Pháp Phật. Vì chúng sanh mà có Phật Pháp vậy.
PHẨM PHƯƠNG TIỆN:
Vào thời quá khứ A Tăng Kỳ Kiếp nọ, có Trưởng Giả tên Kiên Đề Ni bị sanh trong một nước, nước ấy Dân Cư đông đảo, nhưng cực khổ vì mưa không thuận, gió chẳng hòa, thường bị Thiên Tai Thủy Ách. Dân cư thì đa số nghèo cực ít kẻ giàu sang, nhọc nhằn hơn là sung túc. Mỗi một ngày chưa hưởng vui trong một lúc. Mỗi một tháng chưa hưởng sướng trong một ngày. Mỗi một năm chưa đặng an vui trong một tháng. Phần nhiều yếu đau hơn lành mạnh, lo sợ hơn sống yên, phiền não hơn sướng vui. Vì lẽ ấy nên dân cư tranh giành bởi mong sao tấm thân nhàn hạ. Thù hận vì món ăn manh áo, chém giết vì Được Mất, Hơn thua, nhai nuốt vì Thèm Khát, Dâm Dục bởi ước mơ. Dân Cư không ngừng sự đòi hỏi mà tự gây tạo Trả Vay cùng Vay Trả vậy.
Trưởng Giả Kiên Đề Ni được một cái là giàu sang sung sướng hơn dân cư. Ý Chí và Tâm Tánh rộng rãi hơn dân cư. Biết thương đám dân cư vì bị nghèo, nên chi Trưởng Giả thường giúp đỡ bằng mọi cách nhưng với mức độ có hạn, không thể cứu giúp theo Chí Nguyện của Trưởng Giả.
Trưởng Giả thường quan sát hay suy nghĩ nhận xét thấy dân cư các khía cạnh như: lam lũ vì ý chí yếu hèn, thấp thỏi trong các nghề nghiệp của mưu sanh, Trưởng Giả càng ngày lại càng tỏ tình thương hại.
Một hôm Trưởng Giả nghĩ thầm và quyết định tự nói:
“TA không thể ngồi yên mà suy nghĩ khi dân cư: Sanh Tử Bệnh Khổ. Ta phải làm và phải tìm phương thức cứu nguy.” Chí nhất định xong bèn thu xếp hành trang tìm cho đặng ngọc LƯU LY HOÀN CHÂU đem về giải ách. Trưởng Giả bước ra khỏi cửa, bèn ngước mặt lên Hư Không tỏ bày sự cao cả chung cùng tròn khắp êm ấm bất tận với mọi người có những gì đem lại dân cư.
Trưởng Giả mỗi một mình nhắm hướng Đông đi mãi... Ngày... Tháng... lần qua theo gót chân Trưởng Giả... Khi qua khỏi rừng, lúc qua khỏi núi, cùng với chim hót gió đưa trong ba năm ròng rã, đến một con sông rộng choáng lối đi, chẳng còn cách gì đi đặng nữa, Trưởng Giả liền vào khu rừng bên cạnh lấy SÁU KHÚC CÂY đóng bè chắc chắn và một gậy Trúc làm sào lướt qua sông Cách...
Thân Tâm Trưởng Giả êm dịu đến bãi cát vàng xinh xắn, gió mát cảnh vui, muôn màu tươi sáng. Trên bãi có một ngọn Tháp óng ánh mái vàng Trưởng Giả từ từ đi đến, thấy có tấm biển đề hai chữ: BẢO CHÂU.
Trưởng Giả lòng mừng bước vào, có vị Sư đã đón sẵn. Hai bên chào hỏi đầy đủ nghi lễ và cùng nhau ngồi thứ lớp, Trưởng Giả đứng lên nghiêng mình xá vị Sư thưa gởi tất cả ý định của mình và mong tìm Lưu Ly Hoàn Châu về cứu giúp dân cư đang bị Sanh Tử Bệnh và Khổ đặng lành mạnh an vui giàu sang bất tận. Vị Sư bình dị lại thong thả nói:
“Nầy Trưởng Giả, ở đây chẳng thiếu chi châu báu, chẳng thiếu chi Ngọc Bích Trân Châu, chẳng thiếu chi Cành Vàng Hoa Ngọc, chớ chẳng thiếu gì Lưu Ly Hoàn Châu của Trưởng Giả vừa nói. Nhưng các Châu Báu ấy nó có thể làm cho vui thích một hồi rồi cũng chán. Nó có thể làm cho áo đẹp nhà sang, rồi cũng không ngừng lòng tham muốn. Nó có thể cung cấp cho các món ăn ngon ngọt rồi cũng nhàm, chớ không tồn tại vì viễn vông, chớ không giải khổ đau vì Sanh Tử. Nó chẳng tận cùng của tập khởi não sanh, nó chỉ độ một đoạn đường vì công đức. Vì sao? Vì nó còn Sắc Vọng Trưởng Giả nên qua khỏi Biển Cả Năm Màu không mắc míu đến Đông Độ Dược Sư mà thọ lãnh Hoàn Chân Bất Biến.” Nói xong vị Sư chu cấp tất cả các vật dụng đưa Trưởng Giả đến bờ biển Năm Màu Trưởng Giả lòng không nghi kỵ. Vị Sư lại lấy trong tay áo ra chiếc thuyền xinh xắn nhẹ nhàng đặt trên mặt biển.
Hai bên cáo biệt nhau và cầu chúc nhau xong chiếc thuyền nọ trở thành to lớn đầy đủ tiện nghi cho Trưởng Giả. Thuyền xuôi giòng trên mặt nước qua năm màu sắc lạ lùng như Nghi, Sợ Sệt, Nôn Nóng, Mong Muốn cùng Ngẩn Ngơ... Nhưng đối với Trưởng Giả vì tình Duy Nhất chẳng riêng tư không cầu cạnh, nhất tâm BI DŨNG Hạnh Nguyện độ dân nên không chán nản chẳng hoài nghi, lướt qua các ngọn sóng diễn từng màu thay đổi, Tâm không sờn, ý chẳng động vọng, trọn 49 ngày đêm qua bờ bên kia.
Khi Trưởng Giả vừa đặt chân lên bờ Trưởng Giả tự nói: “Lạ thay! Lạ thay! Không còn ngọn gió đảo điên, chẳng còn tối tăm mờ mịt. Không còn Thân Tâm động vọng. Chẳng còn tập khí viễn vông. Không còn nghi ngờ hai pháp. Chẳng còn phân đôi Thân Cảnh. Không còn để nói Duy Nhất có không. Đâu là Phi? Đâu là Tức? Đâu đâu trùm khắp viên dung, khó nói, khó bàn, khó biện minh ra đặng. Vì sao? Vì vượt tầm lý luận, vượt tầm hiểu biết nói năng, duy chỉ có Sở Đắc mà thôi.”
Trưởng Giả ngồi yên lặng quan sát dân cư trong nước bị Sanh trong cảnh bị Giới. Trưởng Giả thật biết BỔN LAI nguồn gốc không đảo vọng, không tranh giành phân biệt, không chia rẽ thù hèn, không chém giết nuốt nhai, không chê khen phải quấy, không ái nịch gần xa, không đắm say thiện ác, không đạo đức cũng không lìa bỏ đạo đức, tất cả thảy đều Viên Tịch Đẳng Minh Chánh Giác, vẫn khó bàn khó nói, vượt tầm biện luận, không hai, chẳng khác sai Vô Thượng.
Trưởng Giả lại chân biết: Dân Cư bị sanh trong nước, nước ấy hiện hành có bốn Con Quái, bốn con ở bốn nơi Đông, Tây, Nam, Bắc. Bốn con quái ấy ngày đêm thi nhau phun hơi độc làm cho dân cư biến tánh Chân Như trở thành nóng lạnh lộng hành. Bốn tánh ấy nó cũng là CÁI MUỐN và NGHĨ làm theo ý nghĩ trở nên tư riêng vị kỷ thành thử có muôn ngàn vạn pháp gọi là NGHIỆP. Chớ dân không có Nghiệp, do vậy Phật nói chúng sanh bị nhiễm độc mà mê lầm lại lầm nhận là mình. Bốn chất độc ấy nó cũng thành Sát Đạo Dâm, chớ dân cư bổn lai không có Sát Đạo Dâm, nhưng nhận là mình thành có Sát Đạo Dâm. Chất độc nó là một mối giềng đối đãi không ngừng, chớ dân không ngừng, chớ dân không có đối đãi, vì trót mê mà có đối đãi, vì tập khởi và chấp nhận nên bị nhiễm sanh tử luân hồi.
Bốn con quái ấy nó lại phun hơi độc lên Hư Không và Biển Cả, nên trên hư không có từng đám mây buông tỏa, có năm màu sắc chuyển xoay, có gió lộng không ngừng, có đốm sao cùng khắp biến thể mặt trời, mặt trăng tiêu biểu cho tối sáng đêm ngày. Dưới nước có sóng nghiệp diễn thao tượng trưng cho thế gian lặn lội các nghiệp không ngừng, khổ sướng tranh nhau và vẫn có năm màu không khác với hư không vậy.
Còn nơi đất liền nhà cửa dân cư vì điên loạn mê mờ trở thành Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, chung lại Ngũ Ấm Lục Trần hay còn hơn thế cũng vì đảo loạn thọ chấp nên hình quay cuồng tham muốn, Trưởng Giả lại biết tỏ rõ tận cùng nguồn gốc Tử Sanh thay phiên đổi lớp, diễn biến từng cảnh vì tập khởi mà thành, vì chấp vọng ái nịch trong nhân duyên mà bị diễn nên tấm tuồng vợ chồng con cái lớn nhỏ bà con nội ngoại quyến thuộc quay quần trong tình Đồng Nghiệp, Trưởng Giả chân biết tỉ mỉ cùng khắp tận từ không thiếu sót mảy may, bèn đứng dậy phủ áo đâu đấy xong xuôi lấy chiếc thuyền thâu nhỏ bỏ vào tay áo, bước một bước về đến nhà.
Lúc bấy giờ dân cư hay tin Trưởng Giả đã về và đã tìm đặng nhiều báu vật bố thí cho dân. Họ cùng nhau bàn tán nào là cả gánh, cả khiêng, cả bao, cả bọc, mỗi người được một viên thì giàu sang vô kể... họ mới sắp đặt từng lời nói, từng cử chỉ để biện minh gia cảnh mong được sự cứu giúp nhiều hơn.
Khi bàn định xong đâu vào đó, họ bàn cùng nhau đến nhà Trưởng Giả, kẻ nói chuyện nầy, người kể cảnh nọ, đua nhau mà bày tỏ đâu vào đó xong, Trưởng Giả bèn đem chuyện thật ra mà nói, dân cư thảy đều ngơ ngác nản chí nên chẳng hiểu đặng, nghe đặng mảy may nào, lại thêm buồn ngủ, kẻ ngáp dài, người thì ngứa ngáy bồn chồn, cùng nhau bỏ ra về chẳng còn thấy một người ở lại.
Trưởng Giả mới nghĩ: “Lạ thật! Lạ thật! Tại sao dân cư chẳng nghe được lời ta nói? Chẳng tin ta chân thật? Tại sao nói thật tướng không thọ lãnh đặng? Ta chỉ bày mối lợi vô kể mà không nhận lại đòi hỏi cái điên cuồng nhỏ nhen không bền chắc. Tại sao vậy? Vì sao vậy ???”
Trưởng Giả lại quan sát: Từ trên đến dưới, từ trong ra ngoài, từ sơ nhiễm đến tập nhiễm, từ sơ khởi đến tập khởi, từ khởi tín đến tin vâng, từ ưa muốn đến không muốn, từ không muốn đến đặng muốn, từ chưa nghe đến đặng nghe, từ chưa thấy đến đặng thấy, từ chưa biết đến đặng biết, từ một pháp đến vạn pháp lầm chấp, nhận lãnh mà điên loạn, theo sự điên loạn mà khởi muốn cũng điên loạn nên Bị Sanh Chịu Tử phải xuôi dòng trong di chuyển mà luân hồi sanh tử.
Trưởng Giả soi khắp các căn nghiệp điên loạn ưa muốn không đồng của dân cư vì tập nhiễm thanh thô nhiều ít, nên phát sanh khôn dại tốt xấu giàu nghèo mà tượng trưng cho Chánh Báo Y Báo cùng Phước Báo để trả vay, mỗi mỗi không sai chạy vì 4 con quái làm chủ ban cho nhiều ít, phun hơi độc hóa sanh, sanh hóa. Nó lại làm cho tất cả các vật dụng cây lá biến thành muôn hình vạn cách cho dân cư ăn thôi ngoài ra chẳng có chi là khác cả.
Trưởng Giả đã quan sát tất cả chu đáo, bèn giả làm điên loạn cho phù hợp thích nghi từng lớp dân cư, làm cho dân cư ưa thích dùng phương tiện ấy để dìu dắt dân cư đặng qua bờ Bến Giác thụ lãnh Hoàn Chân là mục đích chính của Trưởng Giả vậy.
Trưởng Giả mới hô hào: “TA đặng Hoàn Chân. TA đã thành Chánh Giác. Các Ông mê mờ vì vô minh che lấp sanh tử luân hồi. Muốn đặng như ta phải tin ta chỉ bày nhất tâm kiên dũng đặng thụ lãnh Hoàn Chân Thiện Mỹ, giải thoát Tử Sanh Thường Còn Bất Tận.”
Từ ấy Trưởng Giả chung cùng với đám dân cư tùy theo căn cơ mà diễm nói các pháp, lần lượt có kẻ nghe hơi được, có người được cũng chưa được, Trưởng Giả dùng Nhân Duyên làm một mối liên hệ cho đạo tràng. Lấy Nhân Duyên Sanh làm cho sự tăng trưởng trí tuệ. Lấy pháp Tứ Đại làm cho chẳng chìm đắm và thân điên loạn. Lấy 36 pháp bất tịnh giảng giải làm cho chung cùng bình đẳng. Lấy Vô Ngã làm pháp để né tránh chỉ chỗ điên loạn dân cư. Trừ giảm Ái Nịch mà nói pháp Vô Thường, Giải hận thù mà nói pháp Đại Bi. Mở tâm bủn sẻn nói pháp Bố Thí. Phá tánh buông lung mà nói pháp Tinh Tấn Nhẫn Nhục. Trên con đường chỉ dạy cho dân cư khi Thuận lúc Nghịch, khi Khen lúc Chê, tùy theo đễ diễm nói miễn cho dân cư Trí Tuệ tăng trưởng, tâm ý rỗng rang tánh bình đẳng, sáng soi Nghiệp Thức cùng vọng khởi của bốn con quái mà mình lại lầm nhận. Sau khi tỏ biết không còn lầm nó nữa gọi là tỏ tánh, cũng gọi là Giải Thoát của Chỉ Định Duy Nhất vậy.
Khi ấy đặng tự tại vô ngại vì rõ các pháp. Cũng như kẻ rõ biết mình có bệnh điên loạn vì bị nhiễm độc do bốn con Quái nên chữa đến Không còn bệnh. Chớ chẳng phải chính bản thân của mình không đâu. Chẳng khác không Ta trong thời điên loạn, có Ta Chánh Giác chung cùng trùm khắp bất nhị. Lắm bậc chấp Không vì chưa tỏ tánh nên bị sa vào Phi Phi Tưởng.
Lúc ấy Trưởng Giả biết tầm hiểu biết dân cư bèn nói pháp Phi Nhân Duyên và chỉ bày Hạnh Nguyện để rõ lối mê lầm của mình, đặng sạch Nghi qua bờ bến Giác vậy.
Bấy giờ nhà Vua nghe tin Trưởng Giả tìm đặng Châu Quí Báu Lạ, nhà Vua bèn nghị bàn với các quan. Qua ngày hôm sau cùng với Hoàng Hậu, Thái Tử, Cung Nga Mỹ Nữ và quan quân đem theo ngựa xe lọng phướng và voi lạc đà để chuyên chở hành trang. Lại tất cả Nam Nữ trong Cung và ngoài Thành đồng đi theo nhà Vua đến nơi Trưởng Giả để cầu hỏi.
Trưởng Giả đã biết nhà Vua đến, nên ngài bảo dân cư đâu đó ngồi im bất động, một khẻ không khua, duy chỉ có gió vẫy cành cây, mây luồng theo gió.
Nhà Vua cùng tất cả đến nơi, để ngựa xe voi lạc đà mà đi bộ. Nhà Vua vừa đi vừa nghĩ thầm TA chưa bao giờ đặng chốn im lặng như thế nầy, chưa bao giờ để cho cây cỏ sống tự nhiên, chưa bao giờ để cho cung nga yên giấc, chưa bao giờ để tiếng nhạc nghỉ ngơi, chỉ trừ khi ta êm giấc. Nhà Vua lại nhìn xét các quan hầu, các quân lính cùng khắp mọi người chìu chuộng nhà Vua, chăm sóc nhà Vua từng ly từng tý, chẳng khác nào nuôi nấng trẻ thơ sinh, gìn giữ bảo vệ nhà Vua chẳng hơn người bị canh gác trong một qui định của thiên nhiên bắt buộc. Nhà Vua nghĩ đến đó liền đưa tay khoát quân hầu cận dừng bước đi sau, để nhà Vua tự do đi trước. Khi đi nhà Vua thầm nghĩ nhận thấy khoan khoái lạ thường, thung dung vô kể. Nhà Vua lại tự cho là Báu Lạ giúp ta chăng, liền có một sự vui vẻ cực kỳ làm cho Thân Tâm kính mến.
Nhà Vua đến trước Trưởng Giả cung kính vái chào, Trưởng Giả nghiêng mình đáp lễ. Vua quan thứ lớp ngồi yên đâu vào đó, nhà Vua bèn đứng dậy thưa hỏi:
“Tất cả các châu báu mà Trưởng Giả tìm đặng có vật nào là quí hơn cả? Vật ấy có pháp lạ chi chăng? Trấn an thế nào? Bền bỉ đến đâu? Xin Trưởng Giả giải đáp.”
Trưởng Giả nói: “Kính thưa nhà Vua, các báu tôi tìm đặng rất nhiều không thiếu sót, vật nào nếu hợp việc dùng thời quí hơn cả. Cũng pháp lạ vô cùng, cũng trấn an trộm cướp, cũng bền bỉ bất tận. Nhưng có một cách lạ lùng, cho mà không lấy được, vì sao?
Vì tự hạ phàm phu
Tự tăng Thánh sống
Gìn giữ của mình
Cho Ta là phải
Đuổi bắt hư danh
Theo toàn Vọng Ước
Bất Tín hồ nghi
Cản ngăn sự lành.
Những cái ấy nó làm cho không Thấy đặng, không Nghe đặng, lại không Biết đặng của châu báu thời làm sao mà thọ lãnh?”
Nhà Vua thưa hỏi: Làm thế nào đặng Thấy? Làm thế nào đặng Nghe? Làm thế nào đặng Biết?
Trưởng Giả nói:
Muốn Thấy vật lạ
Phải làm sự lạ
Pháp lạ khó nghe
Nhà Vua phủ xả
Tất cả Thiện Ác
Tâm Ý rỗng rang
Để nghe tôi nói.
Nhà Vua bèn ngồi yên bất động. Trưởng Giả nói:
“Nầy nhà Vua:
Chủ quán Thân ta
Như chết chưa chôn
Buông xuôi Thương Ghét
Quan sát thế gian
Quá muốn thành tham
Điên loạn dọc ngang
Nên thành Thuận Nghịch
Luyến yêu ái nịch
Xoay chuyển mịt mù
Được mừng mất giận
Riêng ta không hận
Tâm Ý rỗng rang
Tánh Thấy quân bình
Báu hết rung rinh
Gọi là Nhãn Tịnh
Đó là Cái Thấy.
CÁI NGHE
Nghe pháp lạ không Nghi
Cũng không nhàm chán
Cầu tiến không ngừng
Ví người mài gươm báu
Miễn bén là hơn
Đặng cái Nghe bất nhị.
CÁI BIẾT
Biết nhỏ chẳng chê
Biết lớn không mừng
Biết nhiều chẳng phách
Biết lắm không thôi
Chừng nào Chánh Biết
Mà Đắc tận biết
Thọ lãnh Hoàn Chân Thiện Mỹ.”
Nhà Vua nghe xong mừng rỡ liền đảnh lễ Trưởng Giả và nói: “Chưa bao giờ được Nghe, nay đặng Nghe. Chưa bao giờ Thấy những cái khó làm nay quyết làm. Chưa bao giờ muốn Biết những cái khó biết, nay quyết Biết.”
Nói xong nhà Vua bèn hỏi các dân cư các pháp nào đã đặng? Các món nào đã đến? Dân Cư đồng thưa với nhà Vua:
“Cái đặng đều khó đem bày
Lần hồi được biết mới hay kia mà
Nào đem tỏ nói chỉ ra
Nhất Tâm Bi Trí rõ hòa Chân Như.”
Nhà Vua nghe xong lại hỏi tất cả Hoàng Hậu Thái Tử cùng các quan quân và cung nữ, ai muốn về triều thì tự ý về. Tất cả đều thưa: “Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ cho chúng tôi đồng ở lại, một là gần trưởng giả để học Nghe-Thấy-Biết bản chân. Hai nữa gần bệ hạ để hôm sớm cùng nhau cho trọn nghĩa quân thần.”
Nhà Vua nói: “Ta khá khen cho các Ông, biết chọn Bản Chân mà xa lìa Danh Lợi, cầu Giác hơn cầu giàu sang hư vọng, vậy các ông cùng ở lại.”
Từ đó ở lại tu tập Trưởng Giả chỉ bày không thiếu sót. Khi đặng Tin Vâng Kính trọn vẹn thuần túy, Trưởng Giả và tất cả ra đi, vẫn qua các khu rừng và các dãy núi như trước, vẫn lướt khỏi sông CÁCH... lên đến bãi cát Vàng, thời ngọn tháp Bảo Châu đương nhiên to lớn, mái tháp trổ ánh vàng rực rỡ, cây cảnh tươi vui êm dịu, tiếng nhạc du dương các loài chim như Khổng Tướt, Oanh Võ kêu vang mừng rỡ, muôn màu sắc đều có hào quang soi sáng, dân cư cùng tất cả nhẹ nhàng khoan khoái khó mà kể đặng.
Khi ấy có một số dân cư quá ư mừng rỡ mến tiếc phân vân, liền đến van xin Trưởng Giả cho được ở lại nơi đó mà tu. Trưởng Giả vừa đồng ý ưng chịu, tức thời cũng trong lúc đó trên ngọn Tháp bổng tiếng chuông ngân vang dậy, mùi hương bay tỏa khắp nơi, bãi cát vàng trở thành muôn châu vạn ngọc.
Nhà Vua cùng dân cư thưa hỏi:
“Kính thưa Trưởng Giả, vì nhân duyên gì mà nơi đây lại có các Châu hiện khắp, có hương và hào quang tô điểm muôn màu, khi Trưởng Giả ưng chịu cho một số xin ở lại.”
Trưởng Giả nói:
“Các Ông cũng nên biết rằng: Số xin ở lại là vì Sắc Vọng chưa liền, Tập Khởi chưa liền, Tập Khởi chưa hết, Mong Muốn chẳng sạch, mến thương luyến tiếc, xin ở lại để mà tu. Khi các bậc ấy tu xong sẽ Thấy, sẽ Biết, sẽ gặp vị Đại Giác đưa qua bờ bên kia vậy.”
Trưởng Giả nói xong bèn với tất cả mọi dân cư, nhà Vua đều ra đến Biển Năm Màu, lúc ấy tất cả thảy đều không còn lấy một Nghi Ngại nào cản ngăn hay xâm chiếm đặng. Vì nhờ như vậy nên rỗng rang bình dị. Trưởng Giả bèn lấy trong tay áo một chiếc thuyền, lại nhẹ nhàng đặt trên mặt nước. Thuyền bỗng trở thành to lớn đầy đủ tiện nghi chẳng thiếu sót. Tất cả vừa bước lên thuyền đâu đấy xong xuôi bỗng trên hư không có tiếng nhạc trời các hoa Đàm trải khắp mặt biển. Lại có tiếng tán thán không ngừng, các hạt châu rơi sáng cả biển.
Nhà Vua cùng dân cư đồng thưa hỏi, Trưởng Giả mới nói:
“Các Ông cũng nên biết rằng: Tiếng nhạc châu rơi cùng những lời tán thán ấy là do bốn vị Hộ Pháp khi còn ở nơi đây mà nói thế. Đến lúc vào bờ bên kia bốn vị ấy chính là NHƯ LAI TẠNG, cũng gọi là PHÁP TẠNG trợ duyên cho các Ông. Khi còn mê mờ bốn vị ấy giả đò làm bốn con Quái, đó chính là một Bổn Nguyện thôi, các Ông chớ nghi, chớ nghĩ bàn. Vì sao? Vì việc làm của Như Lai khó nói.” Các bậc đều đảnh lễ ngồi im lặng.
Khi vừa đến bờ bên kia, đồng bước chân lên bờ, đồng nhau thảy đều nở một nụ cười bất tận...
So vào Phẩm Phương Tiện trên đây đủ nhận thức mà rõ biết pháp Phi Nhân Duyên đối với chư Bồ Tát cùng với bậc Đại Giác mà thôi. Còn ngoài ra phải nương theo Nhân Duyên Pháp tu hành, nếu trong sự Phi Tức (Có Không) chưa đặng tỏ rõ tận cùng, chớ nên vì lối nhận lờ mờ phá chấp, tự sinh Tăng Thượng để phán phê tất cả việc làm của Bồ Tát, đồng xem Kinh chỉ vào việc làm của Phật hay lời nói của Phật vội cho mình đã biết mà bị lầm.
Đối với chư Bồ Tát trong Độ Sanh vì chúng sanh dùng tất cả phương tiện cùng nương theo Nhân Duyên mà chỉ bày dạy dỗ chúng sanh, khi làm Thuận lúc làm Nghịch Hành, hoặc giả có muôn ngàn sở chấp chăng cũng không có một chấp. Vì sao? Vì Hạnh Nguyện mà in tuồng như vậy, Chư Bồ Tát trơn liền không mắc miếu Tức Phi nên chẳng có Phi Tức. Vì vậy cho nên chư Bồ Tát càng ngày càng Phước Điền Tăng Trưởng chớ không có tội, chỉ vì Bổn Nguyện mà thôi.
Tất cả các bậc tu hành nên nương theo Nhân Duyên mà tỏ biết PHI TỨC cùng TỨC PHI đặng vào CHÁNH GIÁC vậy./-
NAM MÔ ĐÔNG ĐỘ HIỆN GIÁC
DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI
Lúc vì Bổn Nguyện nên Chư Bồ Tát Chơn Giác vẫn đồng nương theo Nhân Duyên Pháp, lại thường nói pháp Nhân Duyên làm cho chúng sanh không nhàm chán Đạo Tràng mà rời bỏ trên con đường tu Phật. Trong một thời gian đầy sự hiểu biết, tánh tình bình dị, nói năng thuần túy, tâm rỗng rang, lại ý chí kiên dũng đầy đủ Đức Tin con đường Tri Kiến Giải Thoát, trong khi ấy các nghiệp đảo vọng lần lần tiêu giảm, chư Chánh Giác tùy thuận theo đó mà nói pháp Phi Nhân Duyên để chúng sanh tự tỏ phá chấp Nhân Duyên Pháp. Đó chính là một phương tiện làm cho chúng sanh chẳng chấp pháp mà rõ biết sự tu hành là một phương tiện cứu cánh giải thoát, chớ chẳng phải tu để mà mắc trong nghiệp tu.
Do đường lối chỉ bày khéo của bậc Tri Đạo và khéo Thuyết Đạo, nên từ mê lầm tu đến Không lầm, từ chấp pháp Nhân Duyên tu đến Phi Nhân Duyên cũng không, biết thấu Phi Tức liền lạc sự Tức Phi hoàn toàn không tập khởi mà vào Chơn Giác.
Sau đây Phẩm Phương Tiện vì tình thương Duy Nhất vì Hành Nguyện Độ Sanh của Chư Bồ Tát và Chư Phật, phơi bày tất cả sự Phi Tức cùng Tức Phi, Nhân Duyên hay Phi Nhân Duyên trong các pháp, vì sự lầm mê đảo loạn mà tùy thuận nương chìu để diễm nói làm cho chúng sanh tu hành đặng Chơn Giác, chớ thật ra Chư Bồ Tát cùng Chánh Giác chẳng có chi gọi là Pháp Phật. Vì chúng sanh mà có Phật Pháp vậy.
PHẨM PHƯƠNG TIỆN:
Vào thời quá khứ A Tăng Kỳ Kiếp nọ, có Trưởng Giả tên Kiên Đề Ni bị sanh trong một nước, nước ấy Dân Cư đông đảo, nhưng cực khổ vì mưa không thuận, gió chẳng hòa, thường bị Thiên Tai Thủy Ách. Dân cư thì đa số nghèo cực ít kẻ giàu sang, nhọc nhằn hơn là sung túc. Mỗi một ngày chưa hưởng vui trong một lúc. Mỗi một tháng chưa hưởng sướng trong một ngày. Mỗi một năm chưa đặng an vui trong một tháng. Phần nhiều yếu đau hơn lành mạnh, lo sợ hơn sống yên, phiền não hơn sướng vui. Vì lẽ ấy nên dân cư tranh giành bởi mong sao tấm thân nhàn hạ. Thù hận vì món ăn manh áo, chém giết vì Được Mất, Hơn thua, nhai nuốt vì Thèm Khát, Dâm Dục bởi ước mơ. Dân Cư không ngừng sự đòi hỏi mà tự gây tạo Trả Vay cùng Vay Trả vậy.
Trưởng Giả Kiên Đề Ni được một cái là giàu sang sung sướng hơn dân cư. Ý Chí và Tâm Tánh rộng rãi hơn dân cư. Biết thương đám dân cư vì bị nghèo, nên chi Trưởng Giả thường giúp đỡ bằng mọi cách nhưng với mức độ có hạn, không thể cứu giúp theo Chí Nguyện của Trưởng Giả.
Trưởng Giả thường quan sát hay suy nghĩ nhận xét thấy dân cư các khía cạnh như: lam lũ vì ý chí yếu hèn, thấp thỏi trong các nghề nghiệp của mưu sanh, Trưởng Giả càng ngày lại càng tỏ tình thương hại.
Một hôm Trưởng Giả nghĩ thầm và quyết định tự nói:
“TA không thể ngồi yên mà suy nghĩ khi dân cư: Sanh Tử Bệnh Khổ. Ta phải làm và phải tìm phương thức cứu nguy.” Chí nhất định xong bèn thu xếp hành trang tìm cho đặng ngọc LƯU LY HOÀN CHÂU đem về giải ách. Trưởng Giả bước ra khỏi cửa, bèn ngước mặt lên Hư Không tỏ bày sự cao cả chung cùng tròn khắp êm ấm bất tận với mọi người có những gì đem lại dân cư.
Trưởng Giả mỗi một mình nhắm hướng Đông đi mãi... Ngày... Tháng... lần qua theo gót chân Trưởng Giả... Khi qua khỏi rừng, lúc qua khỏi núi, cùng với chim hót gió đưa trong ba năm ròng rã, đến một con sông rộng choáng lối đi, chẳng còn cách gì đi đặng nữa, Trưởng Giả liền vào khu rừng bên cạnh lấy SÁU KHÚC CÂY đóng bè chắc chắn và một gậy Trúc làm sào lướt qua sông Cách...
Thân Tâm Trưởng Giả êm dịu đến bãi cát vàng xinh xắn, gió mát cảnh vui, muôn màu tươi sáng. Trên bãi có một ngọn Tháp óng ánh mái vàng Trưởng Giả từ từ đi đến, thấy có tấm biển đề hai chữ: BẢO CHÂU.
Trưởng Giả lòng mừng bước vào, có vị Sư đã đón sẵn. Hai bên chào hỏi đầy đủ nghi lễ và cùng nhau ngồi thứ lớp, Trưởng Giả đứng lên nghiêng mình xá vị Sư thưa gởi tất cả ý định của mình và mong tìm Lưu Ly Hoàn Châu về cứu giúp dân cư đang bị Sanh Tử Bệnh và Khổ đặng lành mạnh an vui giàu sang bất tận. Vị Sư bình dị lại thong thả nói:
“Nầy Trưởng Giả, ở đây chẳng thiếu chi châu báu, chẳng thiếu chi Ngọc Bích Trân Châu, chẳng thiếu chi Cành Vàng Hoa Ngọc, chớ chẳng thiếu gì Lưu Ly Hoàn Châu của Trưởng Giả vừa nói. Nhưng các Châu Báu ấy nó có thể làm cho vui thích một hồi rồi cũng chán. Nó có thể làm cho áo đẹp nhà sang, rồi cũng không ngừng lòng tham muốn. Nó có thể cung cấp cho các món ăn ngon ngọt rồi cũng nhàm, chớ không tồn tại vì viễn vông, chớ không giải khổ đau vì Sanh Tử. Nó chẳng tận cùng của tập khởi não sanh, nó chỉ độ một đoạn đường vì công đức. Vì sao? Vì nó còn Sắc Vọng Trưởng Giả nên qua khỏi Biển Cả Năm Màu không mắc míu đến Đông Độ Dược Sư mà thọ lãnh Hoàn Chân Bất Biến.” Nói xong vị Sư chu cấp tất cả các vật dụng đưa Trưởng Giả đến bờ biển Năm Màu Trưởng Giả lòng không nghi kỵ. Vị Sư lại lấy trong tay áo ra chiếc thuyền xinh xắn nhẹ nhàng đặt trên mặt biển.
Hai bên cáo biệt nhau và cầu chúc nhau xong chiếc thuyền nọ trở thành to lớn đầy đủ tiện nghi cho Trưởng Giả. Thuyền xuôi giòng trên mặt nước qua năm màu sắc lạ lùng như Nghi, Sợ Sệt, Nôn Nóng, Mong Muốn cùng Ngẩn Ngơ... Nhưng đối với Trưởng Giả vì tình Duy Nhất chẳng riêng tư không cầu cạnh, nhất tâm BI DŨNG Hạnh Nguyện độ dân nên không chán nản chẳng hoài nghi, lướt qua các ngọn sóng diễn từng màu thay đổi, Tâm không sờn, ý chẳng động vọng, trọn 49 ngày đêm qua bờ bên kia.
Khi Trưởng Giả vừa đặt chân lên bờ Trưởng Giả tự nói: “Lạ thay! Lạ thay! Không còn ngọn gió đảo điên, chẳng còn tối tăm mờ mịt. Không còn Thân Tâm động vọng. Chẳng còn tập khí viễn vông. Không còn nghi ngờ hai pháp. Chẳng còn phân đôi Thân Cảnh. Không còn để nói Duy Nhất có không. Đâu là Phi? Đâu là Tức? Đâu đâu trùm khắp viên dung, khó nói, khó bàn, khó biện minh ra đặng. Vì sao? Vì vượt tầm lý luận, vượt tầm hiểu biết nói năng, duy chỉ có Sở Đắc mà thôi.”
Trưởng Giả ngồi yên lặng quan sát dân cư trong nước bị Sanh trong cảnh bị Giới. Trưởng Giả thật biết BỔN LAI nguồn gốc không đảo vọng, không tranh giành phân biệt, không chia rẽ thù hèn, không chém giết nuốt nhai, không chê khen phải quấy, không ái nịch gần xa, không đắm say thiện ác, không đạo đức cũng không lìa bỏ đạo đức, tất cả thảy đều Viên Tịch Đẳng Minh Chánh Giác, vẫn khó bàn khó nói, vượt tầm biện luận, không hai, chẳng khác sai Vô Thượng.
Trưởng Giả lại chân biết: Dân Cư bị sanh trong nước, nước ấy hiện hành có bốn Con Quái, bốn con ở bốn nơi Đông, Tây, Nam, Bắc. Bốn con quái ấy ngày đêm thi nhau phun hơi độc làm cho dân cư biến tánh Chân Như trở thành nóng lạnh lộng hành. Bốn tánh ấy nó cũng là CÁI MUỐN và NGHĨ làm theo ý nghĩ trở nên tư riêng vị kỷ thành thử có muôn ngàn vạn pháp gọi là NGHIỆP. Chớ dân không có Nghiệp, do vậy Phật nói chúng sanh bị nhiễm độc mà mê lầm lại lầm nhận là mình. Bốn chất độc ấy nó cũng thành Sát Đạo Dâm, chớ dân cư bổn lai không có Sát Đạo Dâm, nhưng nhận là mình thành có Sát Đạo Dâm. Chất độc nó là một mối giềng đối đãi không ngừng, chớ dân không ngừng, chớ dân không có đối đãi, vì trót mê mà có đối đãi, vì tập khởi và chấp nhận nên bị nhiễm sanh tử luân hồi.
Bốn con quái ấy nó lại phun hơi độc lên Hư Không và Biển Cả, nên trên hư không có từng đám mây buông tỏa, có năm màu sắc chuyển xoay, có gió lộng không ngừng, có đốm sao cùng khắp biến thể mặt trời, mặt trăng tiêu biểu cho tối sáng đêm ngày. Dưới nước có sóng nghiệp diễn thao tượng trưng cho thế gian lặn lội các nghiệp không ngừng, khổ sướng tranh nhau và vẫn có năm màu không khác với hư không vậy.
Còn nơi đất liền nhà cửa dân cư vì điên loạn mê mờ trở thành Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, chung lại Ngũ Ấm Lục Trần hay còn hơn thế cũng vì đảo loạn thọ chấp nên hình quay cuồng tham muốn, Trưởng Giả lại biết tỏ rõ tận cùng nguồn gốc Tử Sanh thay phiên đổi lớp, diễn biến từng cảnh vì tập khởi mà thành, vì chấp vọng ái nịch trong nhân duyên mà bị diễn nên tấm tuồng vợ chồng con cái lớn nhỏ bà con nội ngoại quyến thuộc quay quần trong tình Đồng Nghiệp, Trưởng Giả chân biết tỉ mỉ cùng khắp tận từ không thiếu sót mảy may, bèn đứng dậy phủ áo đâu đấy xong xuôi lấy chiếc thuyền thâu nhỏ bỏ vào tay áo, bước một bước về đến nhà.
Lúc bấy giờ dân cư hay tin Trưởng Giả đã về và đã tìm đặng nhiều báu vật bố thí cho dân. Họ cùng nhau bàn tán nào là cả gánh, cả khiêng, cả bao, cả bọc, mỗi người được một viên thì giàu sang vô kể... họ mới sắp đặt từng lời nói, từng cử chỉ để biện minh gia cảnh mong được sự cứu giúp nhiều hơn.
Khi bàn định xong đâu vào đó, họ bàn cùng nhau đến nhà Trưởng Giả, kẻ nói chuyện nầy, người kể cảnh nọ, đua nhau mà bày tỏ đâu vào đó xong, Trưởng Giả bèn đem chuyện thật ra mà nói, dân cư thảy đều ngơ ngác nản chí nên chẳng hiểu đặng, nghe đặng mảy may nào, lại thêm buồn ngủ, kẻ ngáp dài, người thì ngứa ngáy bồn chồn, cùng nhau bỏ ra về chẳng còn thấy một người ở lại.
Trưởng Giả mới nghĩ: “Lạ thật! Lạ thật! Tại sao dân cư chẳng nghe được lời ta nói? Chẳng tin ta chân thật? Tại sao nói thật tướng không thọ lãnh đặng? Ta chỉ bày mối lợi vô kể mà không nhận lại đòi hỏi cái điên cuồng nhỏ nhen không bền chắc. Tại sao vậy? Vì sao vậy ???”
Trưởng Giả lại quan sát: Từ trên đến dưới, từ trong ra ngoài, từ sơ nhiễm đến tập nhiễm, từ sơ khởi đến tập khởi, từ khởi tín đến tin vâng, từ ưa muốn đến không muốn, từ không muốn đến đặng muốn, từ chưa nghe đến đặng nghe, từ chưa thấy đến đặng thấy, từ chưa biết đến đặng biết, từ một pháp đến vạn pháp lầm chấp, nhận lãnh mà điên loạn, theo sự điên loạn mà khởi muốn cũng điên loạn nên Bị Sanh Chịu Tử phải xuôi dòng trong di chuyển mà luân hồi sanh tử.
Trưởng Giả soi khắp các căn nghiệp điên loạn ưa muốn không đồng của dân cư vì tập nhiễm thanh thô nhiều ít, nên phát sanh khôn dại tốt xấu giàu nghèo mà tượng trưng cho Chánh Báo Y Báo cùng Phước Báo để trả vay, mỗi mỗi không sai chạy vì 4 con quái làm chủ ban cho nhiều ít, phun hơi độc hóa sanh, sanh hóa. Nó lại làm cho tất cả các vật dụng cây lá biến thành muôn hình vạn cách cho dân cư ăn thôi ngoài ra chẳng có chi là khác cả.
Trưởng Giả đã quan sát tất cả chu đáo, bèn giả làm điên loạn cho phù hợp thích nghi từng lớp dân cư, làm cho dân cư ưa thích dùng phương tiện ấy để dìu dắt dân cư đặng qua bờ Bến Giác thụ lãnh Hoàn Chân là mục đích chính của Trưởng Giả vậy.
Trưởng Giả mới hô hào: “TA đặng Hoàn Chân. TA đã thành Chánh Giác. Các Ông mê mờ vì vô minh che lấp sanh tử luân hồi. Muốn đặng như ta phải tin ta chỉ bày nhất tâm kiên dũng đặng thụ lãnh Hoàn Chân Thiện Mỹ, giải thoát Tử Sanh Thường Còn Bất Tận.”
Từ ấy Trưởng Giả chung cùng với đám dân cư tùy theo căn cơ mà diễm nói các pháp, lần lượt có kẻ nghe hơi được, có người được cũng chưa được, Trưởng Giả dùng Nhân Duyên làm một mối liên hệ cho đạo tràng. Lấy Nhân Duyên Sanh làm cho sự tăng trưởng trí tuệ. Lấy pháp Tứ Đại làm cho chẳng chìm đắm và thân điên loạn. Lấy 36 pháp bất tịnh giảng giải làm cho chung cùng bình đẳng. Lấy Vô Ngã làm pháp để né tránh chỉ chỗ điên loạn dân cư. Trừ giảm Ái Nịch mà nói pháp Vô Thường, Giải hận thù mà nói pháp Đại Bi. Mở tâm bủn sẻn nói pháp Bố Thí. Phá tánh buông lung mà nói pháp Tinh Tấn Nhẫn Nhục. Trên con đường chỉ dạy cho dân cư khi Thuận lúc Nghịch, khi Khen lúc Chê, tùy theo đễ diễm nói miễn cho dân cư Trí Tuệ tăng trưởng, tâm ý rỗng rang tánh bình đẳng, sáng soi Nghiệp Thức cùng vọng khởi của bốn con quái mà mình lại lầm nhận. Sau khi tỏ biết không còn lầm nó nữa gọi là tỏ tánh, cũng gọi là Giải Thoát của Chỉ Định Duy Nhất vậy.
Khi ấy đặng tự tại vô ngại vì rõ các pháp. Cũng như kẻ rõ biết mình có bệnh điên loạn vì bị nhiễm độc do bốn con Quái nên chữa đến Không còn bệnh. Chớ chẳng phải chính bản thân của mình không đâu. Chẳng khác không Ta trong thời điên loạn, có Ta Chánh Giác chung cùng trùm khắp bất nhị. Lắm bậc chấp Không vì chưa tỏ tánh nên bị sa vào Phi Phi Tưởng.
Lúc ấy Trưởng Giả biết tầm hiểu biết dân cư bèn nói pháp Phi Nhân Duyên và chỉ bày Hạnh Nguyện để rõ lối mê lầm của mình, đặng sạch Nghi qua bờ bến Giác vậy.
Bấy giờ nhà Vua nghe tin Trưởng Giả tìm đặng Châu Quí Báu Lạ, nhà Vua bèn nghị bàn với các quan. Qua ngày hôm sau cùng với Hoàng Hậu, Thái Tử, Cung Nga Mỹ Nữ và quan quân đem theo ngựa xe lọng phướng và voi lạc đà để chuyên chở hành trang. Lại tất cả Nam Nữ trong Cung và ngoài Thành đồng đi theo nhà Vua đến nơi Trưởng Giả để cầu hỏi.
Trưởng Giả đã biết nhà Vua đến, nên ngài bảo dân cư đâu đó ngồi im bất động, một khẻ không khua, duy chỉ có gió vẫy cành cây, mây luồng theo gió.
Nhà Vua cùng tất cả đến nơi, để ngựa xe voi lạc đà mà đi bộ. Nhà Vua vừa đi vừa nghĩ thầm TA chưa bao giờ đặng chốn im lặng như thế nầy, chưa bao giờ để cho cây cỏ sống tự nhiên, chưa bao giờ để cho cung nga yên giấc, chưa bao giờ để tiếng nhạc nghỉ ngơi, chỉ trừ khi ta êm giấc. Nhà Vua lại nhìn xét các quan hầu, các quân lính cùng khắp mọi người chìu chuộng nhà Vua, chăm sóc nhà Vua từng ly từng tý, chẳng khác nào nuôi nấng trẻ thơ sinh, gìn giữ bảo vệ nhà Vua chẳng hơn người bị canh gác trong một qui định của thiên nhiên bắt buộc. Nhà Vua nghĩ đến đó liền đưa tay khoát quân hầu cận dừng bước đi sau, để nhà Vua tự do đi trước. Khi đi nhà Vua thầm nghĩ nhận thấy khoan khoái lạ thường, thung dung vô kể. Nhà Vua lại tự cho là Báu Lạ giúp ta chăng, liền có một sự vui vẻ cực kỳ làm cho Thân Tâm kính mến.
Nhà Vua đến trước Trưởng Giả cung kính vái chào, Trưởng Giả nghiêng mình đáp lễ. Vua quan thứ lớp ngồi yên đâu vào đó, nhà Vua bèn đứng dậy thưa hỏi:
“Tất cả các châu báu mà Trưởng Giả tìm đặng có vật nào là quí hơn cả? Vật ấy có pháp lạ chi chăng? Trấn an thế nào? Bền bỉ đến đâu? Xin Trưởng Giả giải đáp.”
Trưởng Giả nói: “Kính thưa nhà Vua, các báu tôi tìm đặng rất nhiều không thiếu sót, vật nào nếu hợp việc dùng thời quí hơn cả. Cũng pháp lạ vô cùng, cũng trấn an trộm cướp, cũng bền bỉ bất tận. Nhưng có một cách lạ lùng, cho mà không lấy được, vì sao?
Vì tự hạ phàm phu
Tự tăng Thánh sống
Gìn giữ của mình
Cho Ta là phải
Đuổi bắt hư danh
Theo toàn Vọng Ước
Bất Tín hồ nghi
Cản ngăn sự lành.
Những cái ấy nó làm cho không Thấy đặng, không Nghe đặng, lại không Biết đặng của châu báu thời làm sao mà thọ lãnh?”
Nhà Vua thưa hỏi: Làm thế nào đặng Thấy? Làm thế nào đặng Nghe? Làm thế nào đặng Biết?
Trưởng Giả nói:
Muốn Thấy vật lạ
Phải làm sự lạ
Pháp lạ khó nghe
Nhà Vua phủ xả
Tất cả Thiện Ác
Tâm Ý rỗng rang
Để nghe tôi nói.
Nhà Vua bèn ngồi yên bất động. Trưởng Giả nói:
“Nầy nhà Vua:
Chủ quán Thân ta
Như chết chưa chôn
Buông xuôi Thương Ghét
Quan sát thế gian
Quá muốn thành tham
Điên loạn dọc ngang
Nên thành Thuận Nghịch
Luyến yêu ái nịch
Xoay chuyển mịt mù
Được mừng mất giận
Riêng ta không hận
Tâm Ý rỗng rang
Tánh Thấy quân bình
Báu hết rung rinh
Gọi là Nhãn Tịnh
Đó là Cái Thấy.
CÁI NGHE
Nghe pháp lạ không Nghi
Cũng không nhàm chán
Cầu tiến không ngừng
Ví người mài gươm báu
Miễn bén là hơn
Đặng cái Nghe bất nhị.
CÁI BIẾT
Biết nhỏ chẳng chê
Biết lớn không mừng
Biết nhiều chẳng phách
Biết lắm không thôi
Chừng nào Chánh Biết
Mà Đắc tận biết
Thọ lãnh Hoàn Chân Thiện Mỹ.”
Nhà Vua nghe xong mừng rỡ liền đảnh lễ Trưởng Giả và nói: “Chưa bao giờ được Nghe, nay đặng Nghe. Chưa bao giờ Thấy những cái khó làm nay quyết làm. Chưa bao giờ muốn Biết những cái khó biết, nay quyết Biết.”
Nói xong nhà Vua bèn hỏi các dân cư các pháp nào đã đặng? Các món nào đã đến? Dân Cư đồng thưa với nhà Vua:
“Cái đặng đều khó đem bày
Lần hồi được biết mới hay kia mà
Nào đem tỏ nói chỉ ra
Nhất Tâm Bi Trí rõ hòa Chân Như.”
Nhà Vua nghe xong lại hỏi tất cả Hoàng Hậu Thái Tử cùng các quan quân và cung nữ, ai muốn về triều thì tự ý về. Tất cả đều thưa: “Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ cho chúng tôi đồng ở lại, một là gần trưởng giả để học Nghe-Thấy-Biết bản chân. Hai nữa gần bệ hạ để hôm sớm cùng nhau cho trọn nghĩa quân thần.”
Nhà Vua nói: “Ta khá khen cho các Ông, biết chọn Bản Chân mà xa lìa Danh Lợi, cầu Giác hơn cầu giàu sang hư vọng, vậy các ông cùng ở lại.”
Từ đó ở lại tu tập Trưởng Giả chỉ bày không thiếu sót. Khi đặng Tin Vâng Kính trọn vẹn thuần túy, Trưởng Giả và tất cả ra đi, vẫn qua các khu rừng và các dãy núi như trước, vẫn lướt khỏi sông CÁCH... lên đến bãi cát Vàng, thời ngọn tháp Bảo Châu đương nhiên to lớn, mái tháp trổ ánh vàng rực rỡ, cây cảnh tươi vui êm dịu, tiếng nhạc du dương các loài chim như Khổng Tướt, Oanh Võ kêu vang mừng rỡ, muôn màu sắc đều có hào quang soi sáng, dân cư cùng tất cả nhẹ nhàng khoan khoái khó mà kể đặng.
Khi ấy có một số dân cư quá ư mừng rỡ mến tiếc phân vân, liền đến van xin Trưởng Giả cho được ở lại nơi đó mà tu. Trưởng Giả vừa đồng ý ưng chịu, tức thời cũng trong lúc đó trên ngọn Tháp bổng tiếng chuông ngân vang dậy, mùi hương bay tỏa khắp nơi, bãi cát vàng trở thành muôn châu vạn ngọc.
Nhà Vua cùng dân cư thưa hỏi:
“Kính thưa Trưởng Giả, vì nhân duyên gì mà nơi đây lại có các Châu hiện khắp, có hương và hào quang tô điểm muôn màu, khi Trưởng Giả ưng chịu cho một số xin ở lại.”
Trưởng Giả nói:
“Các Ông cũng nên biết rằng: Số xin ở lại là vì Sắc Vọng chưa liền, Tập Khởi chưa liền, Tập Khởi chưa hết, Mong Muốn chẳng sạch, mến thương luyến tiếc, xin ở lại để mà tu. Khi các bậc ấy tu xong sẽ Thấy, sẽ Biết, sẽ gặp vị Đại Giác đưa qua bờ bên kia vậy.”
Trưởng Giả nói xong bèn với tất cả mọi dân cư, nhà Vua đều ra đến Biển Năm Màu, lúc ấy tất cả thảy đều không còn lấy một Nghi Ngại nào cản ngăn hay xâm chiếm đặng. Vì nhờ như vậy nên rỗng rang bình dị. Trưởng Giả bèn lấy trong tay áo một chiếc thuyền, lại nhẹ nhàng đặt trên mặt nước. Thuyền bỗng trở thành to lớn đầy đủ tiện nghi chẳng thiếu sót. Tất cả vừa bước lên thuyền đâu đấy xong xuôi bỗng trên hư không có tiếng nhạc trời các hoa Đàm trải khắp mặt biển. Lại có tiếng tán thán không ngừng, các hạt châu rơi sáng cả biển.
Nhà Vua cùng dân cư đồng thưa hỏi, Trưởng Giả mới nói:
“Các Ông cũng nên biết rằng: Tiếng nhạc châu rơi cùng những lời tán thán ấy là do bốn vị Hộ Pháp khi còn ở nơi đây mà nói thế. Đến lúc vào bờ bên kia bốn vị ấy chính là NHƯ LAI TẠNG, cũng gọi là PHÁP TẠNG trợ duyên cho các Ông. Khi còn mê mờ bốn vị ấy giả đò làm bốn con Quái, đó chính là một Bổn Nguyện thôi, các Ông chớ nghi, chớ nghĩ bàn. Vì sao? Vì việc làm của Như Lai khó nói.” Các bậc đều đảnh lễ ngồi im lặng.
Khi vừa đến bờ bên kia, đồng bước chân lên bờ, đồng nhau thảy đều nở một nụ cười bất tận...
So vào Phẩm Phương Tiện trên đây đủ nhận thức mà rõ biết pháp Phi Nhân Duyên đối với chư Bồ Tát cùng với bậc Đại Giác mà thôi. Còn ngoài ra phải nương theo Nhân Duyên Pháp tu hành, nếu trong sự Phi Tức (Có Không) chưa đặng tỏ rõ tận cùng, chớ nên vì lối nhận lờ mờ phá chấp, tự sinh Tăng Thượng để phán phê tất cả việc làm của Bồ Tát, đồng xem Kinh chỉ vào việc làm của Phật hay lời nói của Phật vội cho mình đã biết mà bị lầm.
Đối với chư Bồ Tát trong Độ Sanh vì chúng sanh dùng tất cả phương tiện cùng nương theo Nhân Duyên mà chỉ bày dạy dỗ chúng sanh, khi làm Thuận lúc làm Nghịch Hành, hoặc giả có muôn ngàn sở chấp chăng cũng không có một chấp. Vì sao? Vì Hạnh Nguyện mà in tuồng như vậy, Chư Bồ Tát trơn liền không mắc miếu Tức Phi nên chẳng có Phi Tức. Vì vậy cho nên chư Bồ Tát càng ngày càng Phước Điền Tăng Trưởng chớ không có tội, chỉ vì Bổn Nguyện mà thôi.
Tất cả các bậc tu hành nên nương theo Nhân Duyên mà tỏ biết PHI TỨC cùng TỨC PHI đặng vào CHÁNH GIÁC vậy./-
NAM MÔ ĐÔNG ĐỘ HIỆN GIÁC
DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI