BỐN BẬC THỌ LÃNH BẢO PHÁP NGỘ NHẬP
Khi bấy giờ TA nhập CHÁNH ĐỊNH, quán sát các bậc tu chứng thọ lãnh Bảo Pháp bất đồng, cho nên nơi hiểu biết chia ra từng thứ bậc, thứ lớp cạn sâu khác nhau, thường bị thối chuyển.
Nay TA tuyên đọc lời KHAI THỊ nơi NGỘ, NHẬP của Tứ Chúng thiếu khuyết, để Tứ Chúng tùy khả năng, tùy Hạnh Nguyện nơi mình cố vươn mình cầu nơi TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
THẾ NÀO LỜI KHAI THỊ NƠI NGỘ NHẬP, BỐN TƯỚNG GIẢI THOÁT?
- Từ Phàm Phu thọ lãnh Bảo Pháp chưa thực hành Hạnh Nguyện nên Phàm Phu NGỘ NHẬP Giải Thoát nơi Phàm Phu, chớ chưa vào hàng Tiên Thần Giải Thoát.
- Hàng Tiên Thần thọ lãnh Bảo Pháp chưa thực hành nơi Hạnh Nguyện Hóa Giải dù cho có NGỘ NHẬP GIẢI THOÁT nơi Tiên Thần chớ chưa đứng vào hàng A LA HÁN GIẢI THOÁT.
- Từ A La Hán thọ lãnh Bảo Pháp NGỘ NHẬP, thực chứng GIẢI THOÁT nơi A La Hán chớ chưa đứng vào hàng BỒ TÁT.
- Từ Bồ Tát thọ lãnh Bảo Pháp NGỘ NHẬP liền tu chứng nơi Bồ Tát chớ chưa hoàn toàn GIẢI THOÁT nên chưa thể đứng vào hàng của CHƯ PHẬT.
1. THẾ NÀO LỜI KHAI THỊ NGỘ NHẬP CỦA PHÀM PHU?
Khi Phàm Phu đặng nghe lời KHAI THỊ của Bậc CHÁNH GIÁC, dù cho có NGỘ NHẬP hiện tại của hàng Phàm Phu chăng nữa, vẫn là nơi Chứng Tri Ngộ Nhập Tâm Hồn thư thái của Phàm Phu chớ chưa đứng vào TIÊN THẦN GIẢI THOÁT. Vì sao? Vì thiếu kém Đạo Hạnh sa sút Hướng Thượng Thanh Cao, Tâm đang còn dưới vặt mắc tham vọng. Lúc nghe Bảo Pháp dùng lý trí trình độ Kiến Thức Thọ Lãnh, nên lời Pháp kia chưa hẵn Phật Pháp lại là Phàm Phu Pháp nên chi có Giải Thoát chăng vẫn Giải Thoát của Phàm Phu chớ chưa đứng vào hàng TIÊN THẦN GIẢI THOÁT.
2. THẾ NÀO LỜI KHAI THỊ NGỘ NHẬP CỦA TIÊN THẦN?
Bậc tu Tiên Thần, hay bản chất Tiên Thần hoặc bậc Tiên Thần. Lúc nghe đặng thọ lãnh Bảo Pháp của Bậc CHÁNH GIÁC, cho đến nơi NGỘ NHẬP hiện tại vẫn là sự Chứng Tri Tâm Hồn Thanh Tịnh của Tiên Thần chớ chưa bước nơi THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG của Bồ Tát hoặc Hải Chúng Thanh Tịnh hàng A La Hán Chứng Tri thành thử chưa vào đặng hàng A La Hán có đâu đến THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT?
Thế nào gọi là THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT?
Bồ Tát thọ lãnh nơi Đại Hải Chúng của Pháp Giới Chúng Sanh mà tỏ ngộ nên chi gọi là Đại Hãi Chúng. Bồ Tát tu trì ra vào các Pháp Giới để Hành Thâm, ra vào chung sống với từng lớp con người từ TỊNH BẤT TỊNH mà Sở Đắc ĐẠI THANH TỊNH nên mới gọi là THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT.
Thế nào gọi là HẢI CHÚNG THANH TỊNH nơi A LA HÁN?
Bậc A La Hán chịu không nổi với Pháp Giới Chúng Sanh, do đó nhìn nhận nơi vọng loạn trước Vạn Pháp Tâm nương nơi Vạn Pháp mà trở thành Đảo Điên liền Nhiếp Tâm Thanh Tịnh, Diệt Vọng Loạn đặng Thanh Tịnh Tâm, đối với Tiên Thần công dụng Thanh Khiết Tâm mà an trụ nơi Tâm Thanh Tịnh nên chi chưa vào A LA Hán Giải Thoát chỉ đứng nơi cương vị Tiên Thần Giải Thoát.
3. THẾ NÀO LỜI KHAI THỊ NƠI NGỘ NHẬP CỦA A LA HÁN ?
Bậc A LA Hán đặng nghe lời KHAI THỊ của Bậc Chánh Giác cho đến Thọ Lãnh NGỘ NHẬP hiện tại của A La Hán chăng vẫn A La Hán Giải Thoát của A La Hán chớ chưa đứng vào hàng BỒ TÁT GIẢI THOÁT. Vì sao?
Vì A La Hán tu trì nơi hàng Nhị Thừa cố định NIẾT BÀN GIẢI THOÁT chớ chưa nhận TỐI THƯỢNG NHẤT TÔN GIẢI THOÁT, nên chi NGỘ NHẬP tùy nơi rộng hẹp mà thành tựu HỮU VÔ NIẾT BÀN nơi hàng nhị thừa tu chứng. Do đó nên chi lời khai thị đến Ngộ Nhập chốn Giải Thoát A La Hán chớ chưa đứng vào hàng Bồ Tát đặng.
Thời xưa Tổ BỒ ĐỀ ĐẠT MA hóa giải lời Khai Thị của Ngài mong cho hàng Nhị Thừa đặng tu chứng vào hàng Bồ Tát Thượng Thừa, Ngài mới đem lời nói quyết định ĐỘNG-GIÁC còn TỊNH để ĐỘ, vì hàng Nhị Thừa gìn giữ Thanh Tịnh Tâm chớ chưa trọn hưởng TỊNH GIÁC.
4. THẾ NÀO LỜI KHAI THỊ NƠI NGỘ NHẬP CỦA BỒ TÁT ?
Bồ Tát nghe đặng lời KHAI THỊ đến NGỘ NHẬP của Bồ Tát vẫn Chứng Tri Giải Thoát từng cơn từng thứ lớp nơi Bồ Tát chớ chưa đứng vào hàng của CHƯ PHẬT hoàn toàn Giải Thoát. Vì sao? –Vì Bồ Tát đang Hành Thâm Pháp Giới để nhiếp thu lần tỏ Pháp Giới, chớ Bồ Tát chưa thực hành Đánh Đổi Pháp Giới đặng TỰ SANH. Lại nữa: Bồ Tát còn nương nơi NHƯ LAI tu trì Bát Nhã, chớ chưa hoàn toàn HỶ XẢ Cúng Dường Như Lai để Thành Tựu Như Lai. Bồ Tát tu tập Hóa Giải Pháp Giới Độ Sanh chớ chưa TRỌN GIẢI để HÓA THÂN PHẬT. Do lẽ ấy nên chi Bồ Tát thường trú nơi Pháp của Bồ Tát chớ chưa đúng với trọn vẹn là Phật Pháp, vì chưa đúng với Phật Pháp nên chi Bồ Tát mới Đại Nguyện đem tất cả thân mình, Đầu Óc, Tai Lưỡi, Mũi Họng Cúng Dường Như Lai, cầu thành tựu đặng NHƯ LAI NHÃN TẠNG THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI PHÁP MÔN đặng nói lên tỏ rõ đúng với Phật Pháp, khi Phật Pháp nọ chính là lời của Phật Khai Thị, thời Bồ Tát nọ nhìn xa, thấy rộng đầu óc sáng suốt khỏi lầm mê, lưỡi họng nơi Bồ Tát đem những Mật Ngữ ích lợi cứu giúp Chúng Sanh, đem lời nói ban trải khắp nơi, Bồ Tát thành tựu TƯỚNG PHẬT Chánh Báo Lời Vàng, thân mình trở nên KIM THÂN, trọn vẹn NHƯ LAI cùng PHẬT TƯỚNG. Đó chính là Bồ Tát thực hành Chứng Tri Phật Quả.
Bằng Bồ Tát gìn giữ nơi NGỘ NHẬP nơi Hiểu Biết trong cương vị Trí Tuệ, chưa thực hành CÔNG ĐỨC CÚNG DƯỜNG NHƯ LAI, chưa đánh đổi Pháp Giới để TỰ SANH, chưa Phát Đại Nguyện đem Thân Mạng Đầu Óc Tai Lưỡi Mũi Họng Cúng Dường thời Bồ Tát dù cho có NGỘ NHẬP Bá Thiên Vạn Pháp chăng nữa vẫn là Ngộ Nhập của Bồ Tát chớ chưa THÀNH PHẬT. Đây chính là lời nói Chân Thật nhất.
THẾ NÀO LÀ KHAI - THỊ - NGỘ - NHẬP GIẢI THOÁT?
Nầy các Chân Tử:
Nơi thực hành Tu Chứng nó phải có từng thứ bậc, chẳng khác nào tạo ra giống gì thời nó thành tựu ngay giống ấy vì nó như thế nên chi lời KHAI THỊ nơi NGỘ NHẬP nó vốn tùy theo Công Qủa cùng Đức Hạnh mà Chứng Tri, tùy nơi trình độ Công Năng mà Thọ Lãnh Bảo Pháp, lúc thọ lãnh đặng Bảo Pháp nơi Khai Thị, nó liền tùy theo TƯ TƯỞNG NGỘ NHẬN Đúng Sai của từng Bậc mà diễn hóa, Hành Gỉa vẫn ngỡ chính mình Ngộ Nhập đúng với lời Khai Thị của Bậc Chánh Giác, nào ngờ nó tùy thuận Sở Chứng của mình mà Ngộ Nhận. Đối với chân lý chỉ có một, đối với lời Khai Thị của Bậc Chánh Giác Không Hai. Nhưng trình độ Công Năng và Chí Dũng thiết tha tu hành chia ra từng lớp, từng bậc vì như thế nên chi Phật nói: “DUY NHẤT CHỈ CÓ PHẬT THỪA CHỚ CHẲNG CÓ TAM THỪA, TAM THỪA DO CÔNG NĂNG SỞ HỮU NƠI CHÂN TỬ NÊN MỚI CÓ NƠI BẤT ĐỒNG NGỘ NHẬP”
Hỡi các Chân Tử:
Pháp Môn KHAI THỊ NGỘ NHẬP GIẢI THOÁT, các Chân Tử phải lướt qua từng lớp, từ nơi Phàm Phu tu trì cần phát Bồ Đề Tâm Nguyện, từ nơi Tâm Nguyện phải Hành Sự Công Phu Công Đức cùng công phu tu tập Sửa Tánh cho trí tuệ mở mang, giúp đỡ cho người cùng qua các hoàn cảnh Tâm không nhàm chán, Tâm Khẩu Ý phải tu sửa cao đẹp, Trí Tuệ cần Hướng Thượng. Khi các Chân Tử tu hành đúng với hàng Tiên Thần đương nhiên qủa vị nơi mình đang đứng chung với Tiên Thần. Khi các Chân Tử tinh thần Chí Dũng đúng với A La Hán cùng Chư Bồ Tát thời đương nhiên đứng vào hàng La Hán hoặc Bồ Tát. Đó chính là lẽ dĩ nhiên nó phải như thế.
Bằng Trí Tuệ Hóa Giải mê chấp Ngộ Nhập Thông Thái, nhưng hành vi thấp kém, Lý Chí mưu sinh quá ư chênh lệch với Trí Tuệ thời nó vẫn chưa có nơi đúng đắn mà ngang hàng với Bồ Tát hoặc La Hán.
Nầy các Chân Tử:
Chân Lý Phật Pháp duy nhất chỉ có một. Nhưng trót mê lầm sa đọa nơi Thân Tâm thời Chân Lý trở thành BA yếu tố tu đạt trọn vẹn mới Thành PHẬT. Bằng công dụng Trí tuệ Sở Đắc lấy Chân lý thời đương nhiên mới có Trí Tuệ Thông Đạt PHÁP THÂN SỞ ĐẮC CHÂN LÝ chớ ỨNG THÂN chưa đạt đến Chân Lý. Nếu công dụng Đạo Hạnh Tu Trì kiên cố thời ỨNG THÂN SỞ ĐẮC CHÂN LÝ chớ PHÁP THÂN chưa Sở Đắc Chân Lý.
Sự sai lệch nó làm cho các Chân Tử từ nơi hiểu biết Ngộ Nhập thảy đều trôi qua như dòng nước chảy, nhìn lại đến mình thì thấy chính mình hiểu biết, nhưng sự kết qủa hiện tại chưa thấu đáo, đó chính là một mối lo nghĩ không nhỏ của các Chân Tử nơi thời Mạt Pháp nầy vậy.
Các Chân Tử nên tu hành nhịp nhàng bước qua BỐN TƯỚNG KHAI THỊ NGỘ NHẬP nầy cho đặng đầy đủ ỨNG THÂN ĐẮC CHÂN LÝ. PHÁP THÂN ĐẮC CHÂN LÝ liền Sở Đắc BÁ THIÊN VIÊN MÃN HOÀN TẤT. Đó chính là lẽ dĩ nhiên phải như vậy.
Hỡi các Chân Tử:
Thời Hiền Kiếp ĐỨC BỔN SƯ Hiện Thể ra đời. Ngài công dụng sự Tu Chứng Đạo Hạnh và Trí Tuệ song tu, khi thành tựu ĐỨC TRÍ TƯƠNG SONG CHÂN NGUYÊN TRỰC GIÁC, Bậc Sở Đắc Chân Lý liền Chánh Báo hiện tiền. Thời bấy giờ các bậc tu thường gặp gỡ các Tiên Thần nơi Chánh Định Tam Muội giao cảm tất cả Tam Thiên tùy Công Năng lớn nhỏ rộng hẹp giao cảm. Qua thời Hạ Kiếp Đương Lai dân tình khốn khổ, Lý Trí lại phát sanh mỗi con người có một ý nghĩ nơi bản thân TỰ TU hơn là nghe theo lời Phật dạy trong Kinh Điển, dù rằng có nhiều bậc đem Kinh Điển nghiên cứu để tu nhưng chính thật ra Tu nơi Lý Trí của mình hơn là tu theo Giáo Lý Kinh Điển, do lẽ ấy trở thành lạc hướng Giáo Lý nơi PHẬT TÔN sai lệch nơi Chánh Báo Chân Lý nên chi con người hiện tại, tu thì thật nhiều người tu, nhưng kết qủa hữu hiệu chưa nhận ra được nơi Tu Chứng của mình để làm Kim Chỉ Nam đi đến hoàn tất.
Nầy các Chân Tử:
Nói đến hàng tu hành chuyên chính ở kiếp Hạ Lai nầy đối với Phật Đạo, có Bậc công dụng Đạo Hạnh quá nhiều, Tu Thân từ cử chỉ đến lễ bái cúng dường Hữu Tướng xây chùa, dựng Tháp hành lễ không ngừng, trường trai tinh tấn. Khi Ứng Thân Sở Đắc nơi Chân Lý được tất cả Nhân Sinh cung kính hầu hạ lễ bái nơi lòng hoài mong dục vọng của con người chưa đem đến lợi ích chi nơi PHÁP THÂN Trí Tuệ Hóa Giải cho con người Hóa Sanh Sở Đắc Chân Lý, mà chính bậc Tu Thân vẫn mơ màng đường đi lối về nơi Chánh Báo tình trạng nầy Bậc tu hành phải Công Dụng Chiêm Ngưỡng để được thoát sanh nơi TỊNH ĐỘ.
Hỡi các Chân Phật Tử:
Nói đến Bậc thứ Hai của Thời Hạ Lai tu hành chuyên chính nầy đối với Đạo Phật. Bậc nầy vẫn PHÁT BỒ ĐỀ TÂM NGUYỆN Công Dụng lời ĐẠI NGUYỆN phát sanh chuyên ròng về Tự Tánh Tỏ Tánh sáng soi từng Pháp Giới nên nơi hiểu biết khá nhiều về Trí Tuệ, sở Đắc CHÂN KHÔNG ngang hàng với Ông TU BỒ ĐỀ trong kinh Kim Cang thưa hỏi.
Nhưng tại sao chưa đến Chánh Báo như Ông Tu Bồ Đề thuở nọ? Chưa đặng Đức Hạnh như ông Tu Bồ Đề thuở xưa. Đó chính là một câu hỏi để các Chân Tử thức tỉnh trong sự việc tu hành thiếu Đạo Hạnh, thiếu kém Công Năng trên con đường Hạnh Nguyện Bổ sung cho Trí Tuệ Giải Thoát.
Nầy các Chân Tử:
Bậc thứ Hai Sở Đắc Trí Tuệ thụ hưởng Pháp Thân nên chi hiểu biết Trực Giác chỉ thanh thoát về Trí Tuệ thụ hưởng nơi Trí Tuệ chớ chưa thọ hưởng được ỨNG THÂN CHÁNH BÁO. Bậc nầy nếu là Bậc căn bản nơi Giác Ngộ Tu Trì thời gian Bất Thối mới trọn tin Phật Đạo, mới công nhận Đạo Phật Chân Lý nơi PHẬT chính là một tài liệu Cứu cánh con người rất tế nhị bền vững đời đời, bằng Bậc nầy chưa đến căn bản Trí Tuệ liền sa đọa nơi Kiến Dục, công dụng sự khôn ngoan nơi mình để tạo cuộc đời sung sướng trên Nhân Loại, đó chính là bọn người làm cho Đạo Phật phải suy đồi Mạt Pháp, thật ra Phật Pháp không Mạt, chỉ vì bọn tu sai lạc nên Pháp nơi PHẬT bị lạc gọi là LẠC PHÁP.
Con đường tu duy nhất nó chỉ có MỘT, vì vậy nên chi vị Phật sau phải nhìn vào vết chân của vị Phật trước đã đi cùng đã thực hành mới kết qủa Thành Phật. Vị Bồ Tát cùng Chư Bồ Tát thi hành Hạnh Nguyện tu trì phải nương theo vết chân của Chư Bồ Tát đã từng Hạnh Nguyện, nay Chư Bồ Tát Hạnh đồng nương theo để Tròn Nguyện.
Đối với các Chân Tử, sự tu hành nó vốn phải như thế không sai chạy, cho nên Chư Bồ Tát Tâm Nguyện những gì KHÓ LÀM mà LÀM ĐẶNG, những chuyện KHÓ NGHE mà NGHE ĐẶNG, những thời gian KHÓ TU mà TU ĐẶNG mới mong thành tựu.
Cho nên:
Sông sâu Ta vẫn cố chèo
Núi cao, rừng thẳm ngặt nghèo phải qua.
Bồ Tát cho đến Phật Đà
Cùng chung một ngỏ, trải qua một đường.
Dù cho vạn nẻo, muôn phương
Bản Năng Trực Giác Chân Thường Giác Chân.
Đứng thời LẠC PHÁP Thất Chân Truyền Ta tuyên đọc, từ đời nầy đến đời sau nhớ lấy
BỐN BẬC THỌ LÃNH BẢO PHÁP KHAI THỊ NGỘ NHẬP HOÀN MỸ GIẢI THOÁT.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN