Bửu Tích. Máy chữ Royal của Ngài dùng viết Kinh. |
Đạo Phật là một mối đạo quảng đại trùm khắp đưa tất cả quần chúng, không phân biệt giai cấp, từ nơi bủn xẻn lòng vị kỷ Tâm eo hẹp tư riêng Cá Nhân Cá Tánh, đến nơi Vị Tha cứu giúp, nâng đỡ tự lợi đầy đủ mọi người, hơn riêng mình tự lợi. Nhờ lý sự quảng đại bao la, nhờ kiên trì ngự chế tư hữu nên đoạt đến Chân lý thực chất, sống hiện tại trên mọi vấn đề, trên các hình thức, giải quyết an lành ổn thỏa cho chính mình, đồng hữu ích cho tất cả, lại dụng ĐỨC TRÍ Hóa Giải tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh của những người thân cận đến thân mạng mình thảy đều đặng như ý nguyện, nâng đỡ các giai cấp, cứu vãn lý trí khó khăn đem con người Tự Tại Vô Ngại, sống an nhiên vui thú, không làm mất thể diện tư cách Đạo Đức trên mọi hình thức, mọi phương diện, nó lại bảo tồn kiếp sống như nhiên tinh thần đồng vật chất thoải mái. Đạo Phật toàn diện từ Thế Gian đến Xuất Thế Gian, chưa có mục tiêu nào ngoài Đạo Phật để đưa con người đi vững vàng bằng
Đạo Phật, cũng chưa có một Mục Đích nào đem cho con người đến nơi Toàn Thiện bằng Đạo Phật, đó chính là lời nói minh chánh. Nếu người nào, kẻ nào hay bậc nào thật hành sâu sắc thâm nhập đặng bao nhiêu thời mới nhìn nhận lời nói nầy là một lời nói đúng đắn, không có môi trường Cổ Võ, nói ra chủ yếu cho nhân sinh quần chúng noi theo tấm gương rạng rỡ tìm ra những gì chính Tôi đã nói.
Đạo Phật, đối với Quần Sanh Tứ Loài, Đạo Phật không khác nào là Hư Không vô tận hàm chứa bảo bọc cho tất cả các Hành Tinh cùng Quả Đất, nâng đỡ cho tất cả vạn Cõi, vạn cảnh giới cùng thế giới đặng an toàn, chỉ có con người, chỉ có những bậc nương theo gót chân Đạo Phật chưa thấu đáo Đạo Phật làm điều riêng rẽ mất giá trị của Đạo Phật, khiến Nhân Sinh hoài nghi bất tín, đó chính là mình tự phản lấy mình trước, chớ Đạo Phật không chịu trách nhiệm. Còn đối với Con Người chưa biết gì về Đạo Phật cho Đạo Phật là một nơi cuồng tín thuyết giả ngôn từ chớ chưa thực thi hành pháp, do những lẽ trên làm cho Đạo Phật phải chịu mang tiếng HẠ LAI LẠC PHÁP, chớ thật ra Đạo Phật không có Hạ Lai hay Lạc Pháp chi cả.
Tôi nhận trước cảnh lạc lõng bơ vơ, do nơi phân biệt dị chủng khó tu, khó đưa đến cho Nhân Sinh Chân lý hữu hiệu, khó minh xác Đạo Phật đối với Tứ Loài Nhân Sanh quần chúng, Đạo Phật chưa phải là một mối đạo bắt buộc con người phải đi tu, Đạo Phật bình đẳng không phong kiến, nên chi Đạo Phật mới phục vụ cho Tứ Loài Nhân Sinh tự giác, đó là trách nhiệm nơi Đạo Phật. Còn đối với bổn phận Tứ Loài, bổn phận Nhân Sinh phải Ái Kính Đạo Phật, chừng đó Đạo Phật mới tận tâm trao truyền Bảo Pháp, Lời nói đây là lời nói dĩ nhiên nó phải như thế. Khi mà Đạo Phật với con người ĐỒNG HÓA với nhau, thời Nhân Loài xã hội hoàn tất, gọi là:
ĐẠO ĐỜI HỢP NHẤT
TRƯỜNG TỒN PHẬT TÔN
Tôi biên tập CHÂN NGUYÊN THỰC TẾ LUẬN, không ngoài nói lên tinh thần Tối Thượng vị tha chung khắp, từ hành động đến cử chỉ, từ trong tư tưởng đến các việc làm thảy đều là Chân Nguyên thực chất, do tại dị biệt năng phân trở thành chưa toàn thiện, chưa toàn mỹ, chưa Chánh Giác.
Tôi nói lên để cho những bậc tu hành yếu kém ĐỨC TRÍ chẳng TƯƠNG SONG nên chi tu mới mỗi một PHÁP MÔN liền sanh Tự Ngã cho mình cao cống gây hấn chê bai, tự làm cho nền Đạo Phật mang tiếng Chánh Tà chướng đối nhau thành ra môi trường cạnh tranh Tông Phái. Khi các bậc tu hành nghe đến CHÂN NGUYÊN THỰC TẾ thì rất dễ nghe đồng với dễ hiểu. Nhưng đến lúc thực thi thâu đoạt đến Chân Nguyên phải lìa hằng hà sa số Bản Ngã, vô lượng Công Đức, vô biên Pháp Giới bờ ngăn, từ Thân Tâm chướng đối, đến NHÃN TỊNH Căn Trần đều thanh tịnh, lúc bấy giờ mới Tự Tại Đại Bi TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG Sạch Nghi hết chấp, bằng chưa phải như thế, thì nên tu trì Hóa Giải mê lầm cầu đến Chân Nguyên Chánh Giác.
Đạo Phật rất tân tiến, không phải Đạo Phật Cổ Truyền, Đạo Phật chính là một nền tảng văn minh vô tận, chẳng phải Đạo Phật đem Nhân Loại Tứ Loài thụt lùi nghìn xưa cổ hủ, vì như thế cho nên Đạo Phật thời nào cũng đặng tôn sùng sống động, thời nào vẫn có đủ tài liệu chỉ dẫn cho Tứ Loài đến nơi Bất Diệt, đến chốn người với người sống chung với nhau an nhiên thoải mái, qúi mến nhau như thịt với xương. Chỉ có khái niệm giữa con người và con người tự lợi, nên Đạo Phật chậm tiến mà thôi. Bao nhiêu những lời minh xác mong sao cho các bậc Tín Tâm thức tỉnh, nhận lãnh lời kinh pháp thực hành hóa giải, đó chính là TU, chớ đừng nên tu theo Tổ Chức mà bê trễ chốn thực hành hoá giải thân tâm làm thế nào Tri Kiến Giải Thoát đặng?
TĂNG CHỦ TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Chân Nguyên bất nhị không hai, do đó nên không thể nào diễn giải hay chỉ bày ra cho chu đáo tròn khắp được, duy chỉ có Sở Đắc mới tường tận mà thôi, kỳ dư nói đến Chân Nguyên thảy đều Luận để giải, nơi luận giải cốt đưa con người đến thông đạt Chân Nguyên Thực Tế.
Khi con người tỏ rõ tường tận Chân Nguyên thời nhìn nơi nào hoặc giả đứng trước hoàn cảnh chi thảy đều Chân Nguyên Thực Tế cả. Bằng chưa đoạt đến thực tế của Chân Nguyên thì không thực tế chút nào cả, phải gia công cố chí để tìm tòi lấy Chân Nguyên áp dụng thế nào cho thực tế, chớ họ có ngờ đâu họ đang đứng nơi tư thế khắc biệt trở thành không thực tế, còn kẻ đang đứng trong không thực tế lại là thực tế với kẻ ấy thì sao?
Từ ở chỗ không thực tế Chân Nguyên ở nơi khắc biệt chưa đồng hóa, nên chi người đánh đàn trong cái thú vị của đánh đàn. Bậc thi thơ có hứng thú của thi thơ, mỗi mỗi sở thích của mỗi người chẳng món chi là không có sở thích cả, vì nó như thế nên mới có mỗi người, mỗi bậc thường sống theo sở thích của mình. Nếu có kẻ bất đồng cho đó là xấu xa, cho đó là mê tín, cho đó là ảo tưởng, hoặc cho đó là trái ngược đâm ra khinh rẽ chê bai chỉ trích, bằng cho họ đồng hành, đồng hiệp hay đồng hóa thì chính họ vẫn hào hứng như thường không còn chỉ trích hay phê bình như trên nữa, có phải là họ bị KHẮC BIỆT chăng?
Từ một tư tưởng của mỗi người cho đến vạn tư tưởng từng giai cấp, từng trình độ của mỗi bậc thảy đều Chân Nguyên, đến khi mỗi một tư tưởng hay vạn tư tưởng đem thi hành áp dụng theo tư tưởng từng phần, từng trình độ giai cấp của sự làm đến nơi kết quả, thảy đều nhận thấy thực tế hiện hữu.
Đứng về thực tế Chân Nguyên, mỗi mỗi đều sẵn có thực tế, nên chi khi áp dụng thật sự thì nó đồng đáp ứng theo nhu cầu cho tất cả từng lớp không sai chạy tí nào, duy chỉ chính mình chưa nhận định được vạn triệu cái PHẢI, nên mới lầm lẫn chê khen mà thôi.
Ví như có kẻ hiểm độc Tàn Ác thì nó có chỗ hiểm độc tàn ác thực tế của nó để đáp ứng nhu cầu trong tư tưởng cùng hành động của kẻ ấy, kẻ đó nào có hay biết, sự hiểm độc tàn ác nơi mình, lại tự hào khôn ngoan sống thực tế lẽ phải. Nhưng sau nầy đương nhiên bị chống đối tạo thành hoàn cảnh nguy hiểm sa đọa, lúc bấy giờ kẻ kia than phiền tìm chẳng ra manh mối chi về sự hiểm độc tàn ác cả, vì sao? - Vì bảo thủ nên chưa nhận định được, nếu lìa bảo thủ liền thật biết sự độc hiểm của mình đương nhiên thoát nạn.
Bằng có người thường gieo THIỆN PHƯỚC thì nó đã có chỗ thực tế của Thiện Phước, họ phải qua từng trở ngại tạo thành Thiện Căn, lúc thực hành họ thường nhận thấy sự Dại Dột nhưng cố tạo lấy Phước Điền, đến khi gặp phải hoàn cảnh trắc ẩn hay nguy hại, họ sẵn có sự an toàn vì tự tín Phước Điền, đương nhiên thoát nạn.
Nói về đời thì nó muôn mặt, trong muôn mặt ấy nó đã có sẵn Chân Nguyên mỗi mỗi đều thực tế, do lẽ ấy mà ai ai cũng chấp nhận mình PHẢI, từ trong tư tưởng đến hành động của mỗi người, khi bậc mong tìm mỗi một lẽ phải Chân Chính liền có trăm ngàn cái phải nó đến chỉ trích phán phê làm cho bậc nọ chẳng biết đâu là Phải, chớ nào ngờ đâu mỗi mỗi đều có cái phải Chân Nguyên.
Nói về Bổn Lai Thể Tánh Chân Nguyên có đầy đủ lớp lớp sống động thực tế mới thành. Ví như: Quả Địa Cầu có nhiều lớp Dân Giả, có nhiều Nhà Nước trên mặt đất mới gọi nó là: THẾ GIỚI HOÀN CẦU, còn mỗi một Nước phải có từng lớp giai cấp, từng lớp trình độ đầy đủ nếp sống cùng lẽ sống của mọi người. Không thể nào quyết định một giai cấp hoặc một trình độ ngang nhau hay một cái sống in nhau, gọi là một Nước đầy đủ.
Do nó như thế, cho nên nhà Tu không thể bắt anh Nông Dân phải tu, còn anh Nông Dân buộc người thợ rèn phải làm Nông. Người thợ rèn không thể bảo Nhà Buôn hay Thợ Rừng phải đi làm Thợ Rèn, vì sao? Vì Bậc Tu đã từng tu, cứ mỗi một nghề nghiệp có nếp sống rất thực tế nơi họ đã quen thuộc, do đó khó bắt buộc họ, mà phải nâng họ.
Thế nào là Bổn lai nơi Thực Tế? Bổn Lai thực tế nó đã từng quen hơi, quen tập quán, quen hoàn cảnh, quen xứ sở, quen tính nết, quen cử chỉ, vì như thế nên chi lối sống con người chẳng khác mấy với LOÀI CÁ BIỂN, loài cá biển nó sống với từng VỰC, nó từng quen thuộc dòng nước, dù cho dòng nước ấy có MẶN, TANH, HÔI theo mùi vị thích hợp với chúng nó thảy đều Thực Tế. Nếu đem loài cá ấy, thả theo nơi chỗ chủ định thì cá kia cũng khó mà sống thoải mái, chủ yếu của con người nó có đặc điểm: MUỐN CHO NÓ SƯỚNG, KHÔNG BAO GIỜ NÓ ĐƯỢC SƯỚNG. Nơi sướng của nó, chính tự nó tạo lấy nó, chừng đó nó mới thật là SƯỚNG.
Kẻ thường tình chưa bao giờ hiểu thấu. Duy chỉ Bậc VĨ NHÂN, biết mình và biết mọi người nên thực hành chân nguyên đi sát Quần Chúng lập đủ phương thức thích nghi nâng đỡ cho từng lớp Nhân Dân, từ giai cấp đến trình độ, cốt đem đến sự ích lợi chung, không bao giờ tổn hại bất cứ một ai cả.
Còn Phật Đạo chủ yếu phục vụ cứu giúp Tứ Loài tận tường Chủng Nghiệp, tận biết khả năng, tỏ rõ ưa thích, cốt đưa từng giai cấp trình độ, kể cả Thế Gian đến Xuất Thế Gian, Đạo Phật cứu vãn từng lớp lớp, Đạo Phật khuyến khích cho Tứ Loài Phát Bồ Đề Tâm, tùy theo khả năng thích thú mà lần đưa đến chốn Chân Nguyên Trực Giác.
Phật Đạo tận thấu CÁI MÊ NÓ KHÔNG GỐC, vì sao? Vì Chân Nguyên vốn sẵn Bất Tăng Bất Giảm, Không Cấu cũng chẵng Tịnh, không có Phật Thánh Tiên cũng không Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục, cho đến Trình Độ Giai Cấp cũng không. Chỉ vì Cá Tánh riêng tư Quá ư phân biệt nên nó Bị Biệt, trở thành Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục có từng giai cấp trình độ, mới có Tiên Thần Phật Thánh, tự phát sanh ra các Cõi, các Cảnh Giới Tịnh Độ cùng Quốc Độ đầy khắp Chân Nguyên, gọi là: CHÂN THỂ bị sanh. Khi đã bị sanh cần phải thoát sanh nên cần lìa Ngã mới Sở Đắc Chân Nguyên vậy.
Đạo Phật thật biết con người, đến Chư Thiên Tiên Thần Thánh thảy đều ưa chuộng chính mình phải tiến bộ, nhưng ngặt vì tiến bộ với trình độ nơi mình, khó giải tỏa ra ngoài trọng lượng hiểu biết. Từ nơi con người nếu dụng trí của mình hiểu biết tất cả nếp sống con người, tánh tình chung khắp của con người, thời Bậc ấy gọi là VĨ NHÂN. Còn Chư Tiên, Chư Thiên, Chư Thần đến Thánh, nếu đem trí tuệ hiểu biết tất cả cũng được gọi là: Thiên Tiên, Hoàng Thiên, Chánh Thần, Thánh Tăng. Đằng này con người chỉ hiểu biết lấy con người nơi mình trở thành Cá Nhân, Cá Tánh, thủ chấp Thọ Ngã đương nhiên Thọ Nghiệp từng con người với con người, đó vẫn là thực tế không hai, cũng là lẽ thường trong con đường Sanh Tử.
Từ con người đến Chư Tiên, Chư Thiên, Chư Thần cùng Bậc Thánh, họ không bao giờ bảo thủ Cá Tánh, từng Cõi, từng Cảnh Giới, họ cũng không cố thủ tự ngã nhưng họ vẫn nặng về QUAN ĐIỂM, khi họ đã sống từng Quan Điểm thời họ có sẵn QUAN NIỆM, do đó mới có Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, có sự tu chứng khác nhau.
Nếu con người đến Chư Tiên, Chư Thiên Chư Thần hay Bậc Thánh, khi có ý chí thoát sanh rộng rãi vượt tầm mức của mình, thì chẳng biết dùng chi hơn bằng tư tưởng, tư tưởng thường dùng thời nó lại lâm vào Ảo Tưởng trở nên mê tín xa lìa Chân Nguyên Thực Tế. Còn dụng lý trí để phán xét đương nhiên sinh tự ngã, duy chỉ có bậc THÁNH TĂNG mới biết sử dụng mà thôi.
Bậc THÁNH TĂNG lấy CĂN lập BỔN, cho nên căn tánh của Thánh Tăng giúp người không cầu báo, khi làm đặng một điểm lành chi thì Thánh Tăng lại thường nghĩ : Một triệu người đã từng làm điểm lành, ngày nay ta mới làm. Lúc gặp hoàn cảnh trắc ẩn làm tổn thương đến cá tánh, làm tổn hại đến thị danh vẫn không phiền trách, vì tự biết; một triệu người đã từng bị trắc ẩn, tổn thương, tổn hại đến hư danh giờ đây ta mới gặp. Bậc Thánh Tăng đã từng lướt qua các chướng ngại cầu lấy Chân Nguyên Trực Giác, rõ biết tất cả hàng triệu Bồ Tát vẫn lướt qua các trở lực cầu Vô Thượng, ngày nay ta mới lướt. Bậc Thánh Tăng phát ra vạn vạn Tư Tưởng lý trí, nương theo tư tưởng lý trí cốt thật biết tỏ rõ có hàng vạn vạn bậc đã từng phát ra tư tưởng lý trí, thọ chấp nơi tư tưởng lý trí mà an trụ trở thành Tiên Thần hay Ác Quỷ. Thánh Tăng thật biết nó như thế nên mới thực hành pháp môn VÔ NGÃ cốt tận Giác Chân Nguyên lãnh lấy Chánh Ngã sạch sẽ tỏ rõ không còn lấy một Tưởng hay lý trí chi cả.
Thánh Tăng lại thường đem nơi Tự Giác, giúp cho tất cả, khi Tâm Ý họ vướng đọng liền dạy họ CỔI GIẢI TÂM làm cho Tâm suông Giác Tuệ. Lúc tư tưởng ảo tưởng thời giáo ngôn giáo lý cốt cho họ nhận chân. Khi họ ngăn ngại từng nơi thì khuyến họ HÀNH THÂM PHÁP GIỚI. Lúc họ thờ ơ chán chê uể oải thời diễn nói Chánh Báo Chân Nguyên, thọ báo Địa Ngục. Khi họ mộng tưởng Phật Thánh Tiên thì nói Phẩm Công Đức Diễn Giải tất cả những sự việc Chư Phật đã làm cùng Bồ Tát đang làm, hiện nay các ông phải làm mới đoạt Quả Vô Thượng, mới thực thi đồng hành theo Bồ Tát-Phật đến Thành Phật. Nếu tu hành mà an nhiên mong mỏi mộng tưởng thì chẳng bao giờ đến mà đặng, nhờ diễn giải trên làm cho các bậc nhận thức đặng, họ đồng lý-sự song tu Chân Nguyên Trực Giác.
Khi các bậc tu biết được sự tu tập dụng CĂN tạo TÁNH, liền có Căn Tánh nhận rõ được CĂN CƠ từng lớp trong Pháp Giới, các bậc nầy mới nhìn nhận được Bậc Thánh Tăng lấy CĂN làm gốc. Còn Phàm phu nhân thế đến Tiên Thần các Cõi thảy đều dùng NHÂN DUYÊN làm lối đi, do lẽ ấy nếu có Duyên mới có hiệp bằng vô duyên thì thờ ơ lạnh nhạt, khiến cho các bậc lãnh Đạo mong cứu giúp cho Tứ Loài phải GIEO DUYÊN để đưa đến Giải Thoát.
Bậc THÁNH TĂNG vì Hạnh Nguyện Độ Sanh nên thường đứng chung các hoàn cảnh của mọi người, lại gia công Đồng Hóa các Giai Cấp, chủ yếu thật tu thật chứng thâm nhập mười lối tu, sau thành Phật trở nên MƯỜI DANH HIỆU như : Khi con người gặp sự bó buộc hay hoàn cảnh khó giải ngặt nghèo sinh ra buồn khổ, thì vị Thánh Tăng mới Hóa Giải khiến cho người kia vui vẻ an lành, nên mới gọi là: THẾ GIAN GIẢI. Nếu gặp các hàng Nhân Thiên Trưởng Giả, liền dùng phương thức Đạo Hạnh trang nghiêm hóa giải Mê Chấp, làm cho các hàng Trưởng Giả khâm phục, phát Tâm nguyện tu hành, được gọi là THIÊN NHÂN SƯ, đôi lúc Xuất Định lên các Cõi Trời, Cõi Tiên để giúp đỡ. Lúc các người gặp những trở lực từ nội tâm hay ngoại cảnh, sinh lúng túng than thở ưu phiền, bậc Thánh Tăng liền diễn giải Vô Úy Pháp, làm cho các người nghe, Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng qua các trở lực tạo nên an lành vui vẻ gọi là ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU. Đối với Thánh Tăng tùy tùy giúp đỡ đủ mọi từng lớp, đủ các việc làm thường TỰ LỢI và THA LỢI, giúp người sống hữu hiệu thực tại trên mọi vấn đề, trên các hình thức, giải quyết ổn thỏa, hóa giải tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh Hạnh Nguyện giúp đỡ từng giai cấp, cứu giúp lý trí eo hẹp, làm thế nào đưa cho con người an vui tự tại.
Bậc Giác Ngộ Thánh Tăng tận tường tỉ mỉ lời nói chân thật chớ chẳng phải lời nói diễn hóa, để cho đời nầy cùng đời sau được biết. Chân Nguyên sẵn có trùm khắp như thế, gọi là CHÂN NHƯ, nơi Chân Nguyên Chân Như đều duy nhất, chỉ vì Duyên Khởi hóa sinh ra hằng hà sa số, vô lượng vô biên chúng sanh giới, từ chúng sanh giới diễn hóa hằng hà sa số Thế Giới, cùng hằng hà sa số Cảnh Giới và các Cõi, từ các Cõi các Cảnh Giới tu trì thoát sanh hằng hà sa số TỊNH ĐỘ, QUỐC ĐỘ, nên mới gọi là: NGUYÊN THỂ, sự nguyên thể hữu tướng trùm khắp Chân Như gọi là: NHƯ THỂ.
Nơi Như Thể nó đồng một Thể Tánh GIÁC NGUYÊN, dù cho ở cõi nào, nước nào, cảnh giới nào, vẫn tôn kính Giác Nguyên duy nhất. Đứng về TƯỚNG trong các cõi, các Cảnh Giới Tam Thiên Đại Thiên thảy đều khác nhau, từ Ngôn Ngữ của mỗi cõi, mỗi cảnh giới nó tùy thuộc theo Thổ Âm, Thanh Dương mà phát sanh giọng nói, tiếng nói, như: Y Phục, Sắc Phục, Ẩm Thực, Đi Đứng Nằm Ngồi tùy theo Ý TRÍ tiêu dùng. Giai Cấp Trình Độ Tục Lệ theo mỗi Cõi, mỗi Cảnh Giới, hành sự Phổ Thông của mỗi Giới sử dụng, đến tín ngưỡng tôn sùng Chí Tôn tùy theo Đức Tín của mỗi nơi, cuộc Xưng Tán có khác biệt, nhưng GIÁC NGUYÊN đều như nhau.
Ví như trên Quả Địa Cầu tín ngưỡng tôn sùng Đức Phật, khi bậc Thánh Tăng Xuất Định đến một Cõi, hoặc một cảnh giới, phải tùy Duyên Cõi ấy, cảnh giới ấy mà giải nói Pháp GIÁC NGUYÊN, chớ không thể nào nói bằng Ngôn Từ xưng tán là lời nầy của Đức Phật, nếu diễn nói lời Đức Phật hay Tướng Phật thì họ không chấp nhận, vì sao? Vì chính họ chưa biết Đức Phật. Từ nơi đất của họ và cảnh giới của họ chưa bao giờ nghe biết Đức Phật thành thử họ không chấp nhận, hai nữa là họ có chấp nhận sợ tổn thương Đấng Tôn Sùng của họ, nên dùng Giác Nguyên tùy xứ sở thuyết pháp, đó chính lời nói thật.
Đạo Phật có TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH đưa Tứ Loài đến Hoàn Giác, Đạo Phật lại bao la trùm khắp, chớ chẳng phải Phật Đạo chỉ nằm trong một nhóm nhỏ của Tăng Chúng, vì Đạo Phật rộng rãi nên đưa con người có mục tiêu tu chứng, đem cho con người đến đích Chân Nguyên Giải Thoát.
Một khi ĐỨC PHẬT thị hiện phải tùy theo thời cơ hợp hóa với Nhân Loại, chớ chẳng phải thời nào thị hiện y như nhau. Kể từ thời Phật thị hiện Thượng Kiếp, thời ấy Nhân Loại ưa chuộng ĐỨC TƯỚNG, nên A DI ĐÀ mới thị hiện TƯỚNG HẢO QUANG MINH. Đến thời Trung Kiếp, đứng vào thời PHONG KIẾN Nhân loài ưa chuộng Giáo Phẩm Thần Tiên, nên Đức BỔN SƯ mới từ trong Cung Điện thị hiện. Qua thời Hạ Lai chính thời ĐỒNG HÓA NHÂN SINH, lại đang diễn hành ĐỒNG ĐỘ phải thị hiện trong hàng DÂN GIẢ, đây chính lời thiết thực Chân Nguyên.
Bậc Thánh Tăng thật am tường, Phật không có pháp môn nào của Phật cả, chỉ vì Nhân Loài Tứ Chúng lý bí trong Chân Nguyên mới khai thị, từ nơi nào, đến chỗ nào, tu ra sao, hiểu biết như thế nào, Phật Đạo giải mê, hóa giải nghi chấp, làm cho Nhân Sanh tỏ rõ, Nhân Loài ích lợi, trí tuệ phát sanh bất thối lần tiến trọn vẹn Chân Nguyên.
Đạo Phật nung đúc lẫn cả tinh thần đồng vật chất; tinh thần làm ngọn đuốc lướt qua các trở ngại, vật chất tạo Công Năng tỏ biết, rất thực tế Chân Nguyên cho nên mới khuyến các bậc tu hành hãy tìm Chơn Tánh để tu đưa đến tỏ tánh Tự Giác. Phật Đạo thường nói: Khi một Nhân Sinh, muốn mình trở thành Vĩ Nhân, phải thu thập rõ biết hàng vạn nhân sinh mới thành tựu VĨ NHÂN. Bằng một vị mong trở thành Bồ Tát, phải thực hành Vạn Hạnh Bồ Tát, chừng đó mới thành Bồ Tát. Nếu bậc tu mong thành Đức Phật phải y Bổn Nguyện thi hành Vạn Phật mới thành Vị Phật, như thế có phải thực tế chăng? Trừ những bậc dụng tinh thần, thiếu vật chất hạnh nguyện nên chưa thâm nhập tỏ thông. Dụng vật chất hạnh nguyện thiếu kém tinh thần liền ít hiểu biết, tự sanh ra mơ màng thối chí. Trên đường tu Phật, nơi Tam Tạng Kinh không thiếu môn chi mà không vạch rõ Chân Nguyên phơi bày Chánh Giác, duy chỉ bậc tu hành thiếu kém Thành Thật cùng Thiết Tha đem đến cho lòng mình, chỉ lấy tu làm nơi nương tựa đời sống.
Bậc Thánh Tăng trên đường tu, vẫn nương nhờ Cơ Bản, Tâm Thành Thật thường kiểm điểm với lòng mình, nếu nhận thấy Đức Tánh của mình nơi nào yếu kém liền huân tập bổ sung, bằng dư ra thì phế thải gạt bỏ, cốt thành thật chỉnh trang đúng với mục tiêu Đạo Phật, thường Hướng Thượng cho đến đích Chân Như.
Nhờ như thế nên thiết tha đào sâu các pháp tỏ rõ Chân Nguyên Thông Quang Như Lai Tạng, Tâm Bình Đẳng, Chí Quân Minh thường hay Xuất Định lên các Cõi Tiên Thần thuyết pháp.
Lúc bấy giờ bậc Thánh Tăng thường dùng THƯỜNG TỊCH QUANG, PHỔ CHIẾU QUANG, DIỆU THANH QUANG để xem xét các cõi, các cảnh giới Tiên Thần, đến Chư Thiên nơi nào, chốn nào, bậc nào chưa hiểu, hoặc chưa lưu tâm đến Chân Nguyên Pháp Trí hay Quan Niệm mình khó tu, khó đến nơi Chánh Giác, liền Xuất Định lên đến nơi, hoặc đến liền tại chỗ mà khai thị.
Khi ấy Bậc Thánh Tăng mới quan sát về Cõi Trời LỤC DỤC THIÊN, nhận thấy đồng thời Kiểm Điểm cùng tự hỏi: Tại sao Thiên Dân lại được sanh về Cõi Trời nầy? Vì một số Thiên Dân ít nóng nảy, ít uy quyền, Tâm hòa dịu hơn trong Cõi Thiên, nên đặng Phước Báo về Cõi Trời Lục Dục Thiên an hưởng.
Về địa điểm Cõi Lục Dục Thiên cách Cõi Thiên đến Sáu Chục Triệu dặm, đứng về Tây Bắc Cõi Thiên, Cõi Lục Dục Thiên chính là một Cõi Trời Hưởng Thụ Sáu Điều Dục? Thế nào là Sáu điều dục.
Sáu điều dục là LỤC CĂN dục: Mắt thỏa Dục, Tai thỏa dục, Mũi thỏa dục, Lưỡi thỏa Dục, Thân thỏa Dục, Ý thỏa dục, hiệp với bên ngoài sống nơi Lục Trần dục.
Cõi nầy chính là một Cõi Ăn Chơi đầy hoa mỹ; Mắt luôn luôn nhìn những tòa lâu đài đẹp, gái đẹp, màu sắc đẹp, Tai luôn luôn nghe những tiếng nhạc hay khơi lên chẳng biết bao nhiêu Dục Vọng, nói ra toàn những lời ân ái thú vui.
Mũi thường ngữi hoa thơm, hương vị ngào ngạt. Lưỡi nếm đủ thức ăn cao lương mỹ vị. Thân va chạm rất nhiều THIÊN NỮ. Ý mong thế nào liền đến vui với thú ấy, ưa thích những gì thì cùng nhau tập hợp nhảy múa hát ca, cùng nhau chơi đùa suốt ngày đêm không bao giờ ngớt cả. Do lẽ ấy mà không bao giờ tưởng nhớ đến Chân Nguyên Bảo Pháp là chi, họ đồng quan niệm THỤ HƯỞNG suốt đời, họ không bao giờ suy nghĩ lúc thoát sanh đi về nơi khác. Tại sao họ lại không nghĩ lúc thoát sanh họ về nơi khác? –Vì kẻ bị thoát sanh chỉ biết mình bị thoát sanh, còn bao nhiêu Thiên khác thảy đều không hay biết. Lúc kẻ thoát sanh, đương nhiên nhận thấy mình mất cả thú vui, tìm nơi yên tịnh để yên trí, sau đó toàn thân bủn rủn, hào quang tắt, toàn thân liền trả về hư không, còn khi họ sanh thì do MÂY sanh, vì như thế nên không bao giờ nghĩ đến.
Bậc Thánh Tăng mới nhập vào Chánh Định xem xét kỹ càng, nơi LỤC DỤC THIÊN có những điểm gì đáng nói, nói làm sao, cử chỉ lễ nghi như thế nào, xưng hô ra sao, họ ưa thích những gì, đâu đó thật tỏ rõ tỉ mỉ, y như bậc đã từng ăn ở trong Cõi ấy, khi bấy giờ mới ra Chánh Định liền Xuất Định.
Bậc THÁNH TĂNG vừa đến Cõi Trời LỤC DỤC THIÊN thì toàn thân liền hóa ra SƯ TRƯỞNG, tướng mạo Y áo hợp tình hiệp cảnh, Chư Thiên nhìn thấy thời đem lòng ái mộ.
Lúc bấy giờ SƯ TRƯỞNG lần bước đi trong khuôn vườn Kỳ Hoa Dị Thảo, trước mặt nhìn thấy Tòa Lâu Đài, tai nghe nhạc trổi hòa với âm thanh tiếng sáo, gió thoảng mùi hoa thơm. Sư Trưởng đến phiến đá Cẩm Thạch trắng, trầm ngâm an toạ. Lúc bấy giờ Sư mới dùng LẬU TẬN THÔNG để tỏ biết, Sư mới đặng rõ CÕI LỤC DỤC cứ mỗi nơi, mỗi chỗ đều có một nơi LẠC THÚ thích hợp. Nơi nầy gọi là MAI THẢO TRANG, còn tòa lâu đài kia gọi là BẢO ĐÀN VIỆN, vườn Mai Thảo Trang có rất nhiều thứ Hoa lạ, có lắm thứ Cỏ đủ màu, mỗi màu đều có ánh quang lóng lánh in tuồng diễn múa, còn loài Mai Vàng, Mai Trắng, Mai Tím rất đẹp, cành mai tựa như Hoa Anh Đào Nhật Bản, Mai thứ nào nhụy vẫn trắng, có yến sáng Bạch Quang, mùi hương đủ các thứ hoa cảm mến, thật đúng với tinh thần hợp tình thi thơ hồn nhạc.
Sư Trưởng đang ngồi ngắm cảnh, bỗng có một Vị Thiên Nhân đến bái kiến, xong đâu đó ngồi lại một bên, thưa hỏi: Kính thưa Sư trưởng, Sư Trưởng có thích nhạc chăng?
Sư đáp: Tôi rất thích nhạc, đã từng tìm sống trong tiếng nhạc, nhưng đôi khi phải chán về nhạc, vì sao? –Vì nhạc có đánh mới có nghe, có nghe mới có thích, lại nữa: Có đánh chẳng muốn nghe, mà phải nghe, lúc muốn nghe chưa ai đánh. Nó có như thế nên Tôi tự nghĩ: Ta phải tìm thế nào cho đặng tiếng nhạc tự nơi Ta, không đánh ta vẫn nghe. Ông nghĩ thế nào?
Vị Thiên Nhân nghe qua, mừng rỡ thích thú liền đứng lên thưa nói: Đúng nó như thế, sự thật nó như vậy, đôi khi tôi vẫn bị như thế, tôi đang tìm nơi tự nghe chớ chẳng phải bị nghe, tiếng nhạc tự nghe là tiếng nhạc của chính mình, không đánh mà vẫn nghe.
Vị THIÊN NHÂN vừa nói xong, Chư Thiên cùng Thiên Nữ đồng nhau đến, thứ lớp ngồi chung quanh Sư Trưởng, Sư tuyên lại lời trên cho Chư Thiên, Thiên Nữ nghe.
Sư nói tiếp: Các Ông cũng nên biết, trước kia Tôi đã có từng sở thích như các Ông, Tôi thường chạy theo những gì ưa thích, lựa chọn môn chơi bời đúng nhu cầu tham muốn. Tôi còn nhớ, lúc ấy Tôi thích thú ẨM THỰC NHẠC THƠ, đến nỗi phải đi BẮC ĐẨU LÂU là nơi ăn uống đầy đủ hương vị, hòa với tiếng nhạc theo tâm hồn khoan khoái, đồng với món ăn thích khẩu đang dùng, thật là một nơi vẹn vừa theo tâm hồn thể xác, một chỗ tột đỉnh của Cõi Lục Dục Thiên.
Có một hôm Tôi đang đi về hướng Bắc Đẩu Lâu, dừng chân trên cây cầu NHẠN LONG VĨ, nhìn dòng nước Bích Thủy xanh xanh, có từng đoàn Bạch Hạc đang nhặt những cánh hoa trôi trên dòng nước. Chợt gặp SƯ LÃO đứng nhìn trên ngọn đồi Cổ Võ, lão chỉ cho tôi xem đoàn mây không vướng đọng, lượn trên gió bay qua các ngọn đồi. Khi bấy giờ lạ lùng thay! Tôi nhận thấy tâm hồn tôi đang đi trong mây gió, Tôi mới chợt nghĩ: Tại sao Ta phải tuân hành theo nhu cầu từng món ăn vật uống, tha thiết ước mơ theo sở thích từng cơn, nhận thấy nó như thế nên chi tất cả vật dụng cùng ẩm thực vẫn dùng, tùy theo sở thích vẫn thích thú, nhưng không bao giờ chìm đắm nơi SẮC THINH HƯƠNG VỊ phải chật vật vì nó, nhờ thế nên tâm trí rất an nhàn, mức sống được thoải mái không lệ thuộc theo nhu cầu. Nhờ đó chính Tôi tỏ rõ tất cả mọi Chư Thiên phải chịu điều khiển của Dục Vọng chớ chưa bao giờ Điều Ngự, kìm chế dục vọng trong lúc nó đòi hỏi, có phải như thế chăng?
Các Chư Thiên cùng Thiên Nữ đồng đáp: Đúng nó như vậy, thưa Sư Trưởng. Chính chúng tôi nhiều lúc tự nhiên sở thích y áo theo từng lúc, từng cơn, nào là y áo sặc sỡ, nào y áo đơn giản, đến nỗi khi quá thích chúng tôi phải đi đến HÀNG LÂM SẠN tìm cho đặng chỉ sợi HOA NHIỄU MAI để thêu dệt y áo chúng tôi từ bộ nầy đến bộ kia, từng buổi dạ hội nầy đến dạ hội nọ, chúng tôi chẳng khác nào loài Khổng Tước Oanh Vũ suốt thâu canh làm trò vui đầy dẫy giả tạo, vì sao? Vì có lúc vui chúng tôi chấp nhận có vui, khi chúng tôi đang cùng nhau dạ hội thích thú, chúng tôi đều chấp nhận có thích thú. Nhưng có lúc chưa vui bắt buộc nó phải vui đồng với Chư Thiên, lại có khi chúng tôi bực nhọc chưa thích mà phải làm in tuồng thích để đồng chung với bạn bè, từ nơi lệ thuộc nầy đến giả cảnh kia, chúng tôi thảy đều biết nó như thế, nhưng chưa biết làm gì hơn là phải sống theo sở thích cho qua ngày, đó chính lời nói ra của chúng tôi chân thật.
Sư Trưởng trầm ngâm giây lát nói:
Chính các ông chưa biết sử dụng, cũng như hàng vạn vạn Cõi chẳng khác các ông họ vẫn chưa biết sử dụng y nhau, do chưa biết sử dụng phải chịu chìm đắm nơi NGŨ DỤC trở thành LỤC DỤC ngày hôm nay. Các Chư Thiên cùng các Thiên Nữ hãy nghe lời Tôi hỏi sau đây để rõ biết sử dụng liền Sở Đắc CHÂN NGUYÊN ĐẾ. Sư Trưởng vừa nói đến đây, các hàng Chư Thiên Nữ đồng im lặng chiêm ngưỡng thọ trì.
Sư Trưởng hỏi: Các ông đưa cành hoa BẠCH HÒA MAI lên mũi để ngữi, thì các ông thụ hưởng hương vị gì? Chư Thiên cùng Thiên Nữ đồng đáp: Chúng tôi thụ hưởng hương vị của Bạch Hòa Mai. Nếu các ông đưa cành hoa DẠ THẢO LAN lên mũi để ngữi thì các ông thọ hưởng hương vị chi? Chư Thiên, Thiên Nữ liền đáp: Chúng tôi thọ hưởng hương vị hoa DẠ THẢO LAN. Sư Trưởng gật đầu hỏi tiếp: Bằng các ông đem cành hoa NHỊ HỒNG PHONG để xa các ông, thì nơi mũi của các ông ngữi đặng hương vị gì? Bạch Sư Trưởng, chúng tôi thảy đều thụ hưởng hương vị của loài hoa Nhị Hồng Phong. Nếu các ông đã từng ngửi hàng vạn thứ hoa, thì đương nhiên các ông đã hưởng thụ đặng hương vị hàng vạn thứ hoa của nó có phải như thế chăng? Thiên Nữ cùng Chư Thiên đồng đáp: Chính đúng nó như vậy. Sư Trưởng mỉm cười giải tiếp: Các ông hãy ngẫm lại xem; Ở Cõi Trời nầy có hàng vạn sở thích, mỗi sở thích thảy đều hương vị khác nhau, nhưng nó vẫn đồng sở thích, không khác mấy với hương vị của các loài hoa, nếu bậc ngửi hoa cốt thưởng thức tỏ rõ hương vị tánh chất nơi mỗi thứ hoa, không nhiễm trước, đó chính bậc cao cống làm chủ tất cả các thứ hoa. Bằng chìm đắm, say mê mệt mỏi bất cứ một thứ hoa nào, bất luận một giống hoa chi, thảy đều tự đem TIỀM THỨC nơi chính mình làm lệ thuộc, làm môn đệ nơi loài hoa ấy, do bởi chìm đắm mới có thú vị ngọt bùi sở thích SẮC THINH HƯƠNG VỊ mà bị TÂM sai khiến vào đường Sanh Tử, đó chính là nguồn gốc lầm mê vậy.
Khi bấy giờ Chư Thiên cùng Thiên Nữ, đồng đứng lên thưa gởi: Bạch Sư Trưởng, theo như lời hóa giải, thời cứ mỗi hương vị, mỗi tánh chất không phân biệt, tịnh hay bất-tịnh nếu tập nhiễm say sưa chìm đắm mong cầu thảy đều một con đường đưa ta đến chốn mong cầu, đến nơi tập nhiễm, đến chỗ say sưa tạo thành các Cảnh Giới thế giới hay các Cõi Tiên-Thần, Rồng-Người để Chánh Báo Thọ Báo không sai chạy, có phải nó như thế chăng? Mong Sư Trưởng giải đáp. Sư Trưởng liền nói: Đúng nó như thế, đúng nó như vậy, chính Bổn Lai nó đáp ứng liền lạc theo sở nguyện, theo nhu cầu, theo năng sở kiến tri chấp không hơn kém. Sư Trưởng vừa hóa giải xong, các Chư Thiên và Thiên Nữ Trực Giác: Diện Mục Chân Nguyên Thực Tế. Biết tỏ rõ tùy thuận chúng sanh lãnh lấy các Cõi.
Chư Thiên vui mừng không thể nói liền đồng rải hoa đầy đủ trăm màu, nhạc trổi xướng ca xưng tán đúng với nghi lễ Cõi Trời, có nhiều Chư Thiên lấy Bảo Châu Ngọc Bích Trân Châu, trải khắp chung quanh nơi Sư Trưởng an tọa, tỏ lòng tán thán vô tận, đồng nói lên chưa bao giờ nghe nay đặng nghe, thật vô kể vô kể.
Sau xong buổi lễ, ai nấy ngồi yên tịnh chiêm ngưỡng, có một Thiên Nhân đứng ra thưa gởi: Bạch Sư Trưởng, không nhiễm trước, đó là đặng thụ hưởng trên vạn lối CHÂN NGUYÊN ĐẾ. Bằng nhiễm thì hóa sinh trong các Cõi, như vậy con tính ra vô lượng Cõi, vô lượng Thọ Báo, vô lượng Chánh Báo nơi Chân Nguyên, nhưng chúng con ở ngay Cõi Trời Lục Dục sa đọa tập nhiễm quá nhiều, chúng con nghe Sư Trưởng hóa giải rất Chân Đế, nhưng lòng chúng con còn quái ngại, còn nghi ngờ, chưa minh xác đặng thể tánh chân thật của chúng con, không biết rằng chính mình có đặng đi trong Chân Nguyên Đế hay không, chúng con kính nhờ Sư Trưởng đem bằng cớ chứng minh để chúng con đặng Thị Chứng, lúc bây giờ lòng chúng con khỏi quái ngại, ngăn cách mà thực hành lãnh lấy Chân Nguyên, thưa gởi xong ngồi lại một bên.
Sư Trưởng liền khen: các Ông thưa gởi những điều lợi ích cho đời nầy cùng đời sau được Chứng Tri, Tôi vì các ông chỉ bày nơi thực tế để các ông đoạt đến Chân Nguyên, đó chính là một điều ích lợi vô kể, Sư Trưởng nói xong, bảo Thiên Nhân mang đến trước mặt Sư một quả trứng.
Vị Thiên Nhân mới bảo Thiên Nữ, chỉ trong chốc lát Thiên Nữ đặt quả trứng màu xanh xanh tựa như viên Cẩm Thạch, lớn gấp mười quả trứng gà, trên một chiếc khay hình bầu dục bằng vàng, trên khay lót chiếc khăn nhung hồng nhạt, dâng lên Sư Trưởng.
Sư Trưởng nâng khay hỏi: Đây là trứng chi? Chư Thiên đồng đáp: Bạch Sư Trưởng trứng chim Phụng Hoàng. Sư hỏi: Trứng Phụng Hoàng như vậy chất trong trứng nó là chất chi? Đồng đáp: Nó vẫn là Chất chim Phụng Hoàng. Sư Trưởng im lặng chốc lát liền nói: Trứng Phụng Hoàng chất vẫn là Phụng Hoàng, đúng nó như thế, nó chẳng bao giờ khác chất của nó, vốn nó như vậy, nó chưa bao giờ nói nó là sai khác, đó chính là như nhiên, chưa phải tự nhiên.
Các Ông cùng với các Cõi, đến các Cảnh Giới qua các Tịnh Độ cùng Quốc Độ Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đồng chung CHÂN NGUYÊN ĐẾ, đúng nó như thế, nó chẳng bao giờ sai khác Chân Nguyên Đế của nó, nó có từng thể chất riêng nhau, nhưng vốn nơi nó là Chân Nguyên Đế, không khác mấy với trứng chim PHỤNG HOÀNG chất trứng Phụng Hoàng, từ tròng vàng đến vỏ bên ngoài gọi là tròng trắng, chất nhớt, chất màu mỡ thảy đều là Thể Tánh của trứng Phụng Hoàng. Khi trứng kia nó có đầy đủ hơi mẹ liền hóa nở ra con chim, thời những chất chim thứ lớp thảy đều là CHIM chớ không còn phân biệt riêng nhau nữa, có phải như thế chăng? Chư Thiên, Thiên Nữ vui mừng vô kể đồng thưa: Đúng nó như thế, phải nó như vậy, kính Bạch Sư Trưởng giải tiếp. Sư mỉm cười vui vẻ nói: Các Ông vốn nơi Chân Nguyên Đế, lúc Chân Nguyên thành tựu, vạn vật cảnh giới các cõi Tam Thiên liền đặng thành tựu. Khi Chân Nguyên Đế viên mãn VÔ THƯỢNG ĐẾ thì tất cả thảy đều Vô Thượng Đế không còn là Cõi Trời Cõi Lục Dục hay Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới nữa, đó chính là lời thiết thành thiệt ngôn Tôi nói ra đây vậy.
Lúc bấy giờ Chư Thiên cùng Thiên Nữ, hân hoan đồng đứng ra đảnh lễ xin Sư Trưởng thọ ký, phát nguyện phụng hành. Khi ấy có một Thiên Nữ Tâm đang còn phân vân, qùi ra thưa gởi: Kính thưa Sư Trưởûng, chúng con là phận Nữ Thiên, mong Sư Trưởng kể cho chúng con được nghe tất cả trong Chân Nguyên Đế có bao nhiêu Cõi có bao nhiêu Cảnh Giới, đồng thời có bao nhiêu Tịnh Độ và Quốc Độ, để chúng con trọn lòng tin vâng lời Ngài chỉ giáo. Thưa gởi xong qùi nghiêm lễ lại một bên.
Sư Trưởng đáp: Nếu Tôi kể ra đây không bao giờ hết đặng, vì sao? Vì cứ mỗi một vị tập nhiễm thọ chấp trở thành một thế giới, có hằng hà sa số vị đã từng thọ chấp tập nhiễm liền ứng trực hằng hà sa số thế giới. Lại nữa có hằng hà sa số kẻ khắc nghiệt độc hiểm phát sinh ra hằng hà sa số Hỏa Ngục mà phải chịu cực hình đủ mọi phương thức, đủ mọi lớp lang chỉ vì nơi độc hiểm mà phát sinh ra như thế làm sao Tôi kể hết đặng.
Lại có hằng hà sa số, những bậc tu trì, phát hiện tu tự tánh tỏ tánh nơi Chân Nguyên Đế, nhưng thân tâm đang còn đầy dẫy tập khí, chưa đến mức NHÃN TỊNH QUÂN MINH, thường mộng tưởng đảo điên, lại thêm nơi đó nhận lấy ĐỊNH TƯỞNG an trụ, thường năng sở kiến tri cho mình Sở Đắc, những bậc như thế nên chi mới hóa sinh hằng hà sa số Cảnh Giới và các Cõi, tùy theo Đức Trí Công Năng Chánh Báo.
Lại có hằng hà sa số, nhiều bậc khó giải hết đặng, họ chuyên chú tu trì TỊNH ĐỘ, cầu báo nơi TÂY ĐỘ, đến lúc mạng chung thành tựu Tịnh Độ, nhưng tùy theo Công Năng sở chứng mà thọ lãnh Tịnh Độ, do như thế nên chi mới có hằng hà sa số Tịnh Độ vãng sanh Cực Lạc Quốc, đó chính lời thiết thành thiệt ngôn các ông nên nhớ lấy.
Cũng có vị thực hành chuyên chính, dụng Bổn Nguyện xây dựng Quốc Độ, nhưng chưa thành tựu CHÂN ĐẾ GIÁC NGUYÊN, khi thành tựu liền nhập HỮU VI QUỐC ĐỘ. Sư Trưởng vừa nói đến đây trầm ngâm im lặng, các Chư Thiên cùng các Thiên Nữ đồng thưa gởi: Kính bạch Sư Trưởng: Tu như thế nào, nhận lãnh ra sao mới đoạt đến VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẾ? Kính nhờ Sư giảng giải cho chúng con được nghe, cốt lưu lại đời sau làm ngọn đuốc sáng soi rốt ráo, thưa gởi xong đồøng về vị trí.
Sư nói: Tôi khá khen cho các ông, chính nơi mình đặng nghe, còn lưu lại đời sau đặng tỏ rõ, vì lòng tự lợi đồng với lợi tha nên tôi nói lời thành thật không hai tướng, các ông hãy nghe cho kỹ, lúc bấy giờ Chư Thiên, Thiên Nữ đồng ứng chiêm ngưỡng để lãnh hội bảo truyền. Sư Trưởng nhìn thấy sự chân thành nơi thích thú trong sạch, Sư liền nói: Khi bậc tu trì từ sơ khởi phát Bồ Đề Tâm, đến đoạt VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẾ, thật là Công Đức Vô Lượng, hằng hà sa số công năng chịu đựng không tập nhiễm, không thọ chấp, không Ngã cùng Ngã Sở, rốt ráo Chánh Ngã mới thành tựu VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẾ. Khi đạt thành Chánh Đế, liền Chánh Báo KIM THÂN, đồng hóa tận độ Pháp Thân viên mãn, rốt ráo Bát Đại Niết Bàn. Lúc bấy giờ Bậc nầy mới tỏ rõ. Vi diệu thay! Linh động thay! Tuyệt mỹ thay! Vì sao? –Vì bậc nầy thật biết tường tận, lúc đang còn làm HẠNH NGUYỆN BỒ TÁT, chính là lúc đang xây TỊNH ĐỘ của Bồ Tát, Tịnh Độ Bồ Tát cứu vãn những nhân vật có NHÂN DUYÊN cửu huyền thất tổ của Bồ Tát, hoặc giả bạn bè thân thuộc thảy đều được cứu độ vào Tịnh Độ Bồ Tát. Khi Bồ Tát NHẤT SANH BỔN XỨ thành tựu Chánh Đế, thời Bồ Tát thị hiện thân VÔ THƯỢNG ĐẾ, thực hành Bổn Nguyện, xây dựng QUỐC ĐỘ, cốt tận độ PHÁP THÂN cứu vãn Chủng Tánh Bồ Tát. Sau thành tựu Ba Thân Viên Mãn nhập BÁT ĐẠI NIẾT BÀN thì chủng tánh Bồ Tát liền đặng an hưởng Quốc Độ, còn Bát Niết Bàn cung phụng GIÁC NGUYÊN CHÁNH ĐẾ, đó chính lời thiết thành thiệt ngôn không hai tướng vậy.
Chư Thiên cùng Thiên Nữ nghe xong, đồng đảnh lễ xưng tán, công đức công năng toàn thiện toàn giác, chưa bao giờ nghe ngày hôm nay chúng con đặng nghe, chưa bao giờ biết tỏ rõ tường tận hôm nay chúng con biết tỏ rõ tường tận, chúng con không thể nào lấy chi để xưng tán cho vẹn vừa, duy nhất chúng con cung kính phụng hành, từ thời nầy đến thời sau đặng CHÂN NGUYÊN CHÁNH ĐẾ, xưng tán xong đồng lui gót. Sư Trưởng nở nụ cười hoan lạc.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
HỘI THƯỢNG, ngày 23-12-1976
tức ngày 3 tháng 11 năm Bính Thìn